Người dân được phép sử dụng pháo hoa vào dịp Tết. Thế nhưng, khoan hãy vội hiểu nhầm, liệu bạn đã nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này? Việc chưa phân biệt được các loại pháo và các trường hợp nào có thể sử dụng pháo hoa đúng theo quy định. Từ những mơ hồ đó, người dân rất dễ vi phạm pháp luật khi sử dụng pháo hoa. Trường hợp vi phạm mức xử phạt mới nhất cho hành vi đốt pháo vào Tết 2022 quy định cụ thể như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người dân có được đốt pháo hoa vào Tết 2022?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Người dân được phép sử dụng pháo hoa. Cụ thể:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Quy định về hành vi bị nghiêm cấm cũng chỉ rõ. Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này. Nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng; hoặc chiếm đoạt pháo nổ.
Xử phạt hành chính hành vi đốt pháo vào Tết 2022
Căn cứ Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi về quản lý, sử dụng pháo được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trường hợp sử dụng các loại pháo mà không được phép.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đối với hành vi:
+ Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa;
+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Nếu sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang vào; hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo.
Áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng pháo hoa; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa. Trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng.
Lưu ý: Theo điểm e khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xử lý hình sự hành vi đốt pháo vào Tết 2022
Căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 về tội gây rối trật tự công cộng. Người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 07 năm tù.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Mức xử phạt mới nhất cho hành vi đốt pháo vào Tết 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa. Ngoài ra, các tổ chức khác kinh doanh pháo hoa có thể mắc các tội về tàng trữ; sử dụng trái phép pháo hoa.
Theo quy định về sử dụng pháo hoa. Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc xử lý hành chính.
Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Do vậy, cổ động viên sử dụng pháo sáng đốt hay bắn trên sân khi xem bóng đá sẽ bị xử phạt.