Có tới hơn 2 ngàn trường hợp vi phạm an toàn đường sắt đã bị lực lượng chức năng xử lý, theo thống kê từ đầu năm 2018 đến nay. Dù đã giảm trong đợt giãn cách toàn dân do dịch bệnh, nhưng mà vẫn có thể con số đang có dấu hiệu tăng trở lại trong thời gian gần đây. Theo các cơ quan ban ngành liên quan thì cần chấm dứt ngay những trường hợp này, vì tàu hỏa có tốc độ rất lớn việc hoạt động lấn chiếm đường sắt có rất ảnh hưởng đến tốc độ của tàu cũng như nguy hiểm với người dân. Vậy thì có hình phạt nào đối với hành vi lấn chiếm đường sắt? Mức xử phạt lấn chiếm đường sắt theo pháp luật hiện hành quy định là bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Luật sư X hi vọng mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hệ thống đường sắt tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt thì:
– Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
- Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
- Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
- Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
– Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:
- Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
- Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.
– Thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; quyết định đưa tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt vào khai thác; dừng khai thác, tháo dỡ tuyến được quy định như sau:
- Chính phủ quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt và tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;
- Chủ đầu tư quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt
Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định đầy đủ và rõ ràng mang tính điều chỉnh các hoạt động liên quan đến giao thông đường sắt tại nước ta. Theo quy định tại Điều 9 Luật đường sắt 2017, các hành vi dưới đây là bị cấm trong hoạt động đường sắt:
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
– Người dân lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
– Người dân tiến hành tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Đồng thời, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
– Hành vi ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt; Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh cũng được xem là hành vi phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
– Chăn thả gia súc, để những vật dụng nguy hiểm trên hành lang an toàn giao thông đường sắt.
– Có những hành động nguy hiểm như: đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy.
– Đem những vật dụng nguy hiểm, có khả năng gây ra sự cố lên tàu.
– Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định
– Một trong những hành vi cấm mà cơ quan Nhà nước đưa ra là việc các chủ thể đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
– Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định
– Pháp luật quy định cấm nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về những hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt. Quy định mà Nhà nước đưa ra là khuôn khổ pháp lý, buộc tất cả các cá nhân phải tuân thủ thực hiện. Trong bối cảnh ngành giao thông đường sắt nói riêng và hạ tầng giao thông tại Việt Nam nói chung hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, nếu không đưa ra những quy định chặt chẽ mang tính chất khuôn mẫu này, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng rủi ro, gây ra những hậu quả lớn về người và tài sản.
Theo quy định tại điều luật trên, một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt là lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Đồng thời, điều luật trên cũng quy định rõ, ngoại trừ nhân viên đường sắt và lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ thì không một ai được ngồi trên đường ray xe lửa. Vậy nên, việc chụp hình trên đường ray là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt:
Người đi bộ cũng cần đảm bảo khoảng cách an toàn khi di chuyển gần đường sắt vì nếu đứng hoặc di chuyển quá gần đường sắt khi có tàu đi qua sẽ dễ gây ra các vụ tai nạn. Dựa vào tiêu chuẩn của hành lang an toàn đường sắt, người tham gia giao thông sẽ biết được vị trí nào là an toàn khi đến gần đường sắt.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 56/2018 về hành lang an toàn giao thông đường sắt, chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên là 5m đối với đường sắt tốc độ cao trong khu vực đô thị và 15m ngoài khu vực đô thị. Đối với đường sắt thông thường, chiều rộng hành lang an toàn đường sắt là 3m.
Việc dừng, đỗ xe ở khu vực hành lang an toàn là hành vi bị cấm. Nghị định 100/2019 quy định phạt tiền từ 200.000-300.000 đồng người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
Mức phạt áp dụng cho người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm các hành vi tương tự là từ 800.000 đồng-1.000.000 đồng.
Mục đích của việc xử phạt lấn chiếm đường sắt
Các quy định về mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra mang tính quy chuẩn bắt buộc mà tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Nó được xem là hình thức xử phạt tương ứng đối với hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong vấn đề an toàn giao thông đường sắt.
– Quy định này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm soát một cách chặt chẽ hơn hoạt động tham gia giao thông đường sắt, tính tuân thủ an toàn giao thông đường sắt của người dân.
– Người dân cũng thông qua quy định về mức xử phạt này để điều chỉnh lại hoạt động của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này giúp hoạt động đường sắt diễn ra một cách trơn tru, hạn chế đến mức tối đa những hậu quả, rủi ro có thể xảy ra.
– Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nếu không đưa ra quy định chặt chẽ về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt, công tác quản lý an toàn giao thông của Nhà nước sẽ không đạt hiệu quả. Đồng thời, nó sẽ gây ra những rủi ro phát sinh, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân, sự phát triển chung của nước nhà.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?
- Nhà gần đường sắt thì có được mở lối đi ngang đường tàu không?
- Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt lấn chiếm đường sắt“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
– Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm.
– Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tả
– Đất dành cho đường sắt bao gồm:
a) Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt;
b) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.