Xin chào Luật sư. Hiện tại em đang là sinh viên năm 2 theo học tại một trường Đại học ở Hà Nội. Thời gian gần đây trên trang Facebook của em có thường xuyên xuất hiện những bức ảnh hở hang của những thanh niên mà em có gặp một vài lần và cả của những thanh niên em chưa từng gặp. Họ có gửi những bức ảnh hở hang, ảnh gợi tình cho em qua tin nhắn với những lời lẽ thô tục. Em rất bức xúc và không biết xử lý việc này ra sao, dù đã chặn nhưng họ vẫn tiếp tục sử dụng những nick khác để nhắn cho em. Em có thắc mắc về mức xử phạt hành vi quấy rối tình dục trên mạng xã hội hiện nay là bao nhiêu? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về hành vi quấy rối tình dục như thế nào?
Hình thức thể hiện hành vi quấy rối xét thấy là hành vi trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Hành vi quấy rối tình dục được pháp luật phân loại gồm các hành vi:
– Một là, xét thấy hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động trực tiếp vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục của hai chủ thể;
– Hai là, hành vi quấy rối tình dục thể hiện thông qua lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
– Ba là, quấy rối tình dục phi lời nói thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Quấy rối tình dục trên mạng xã hội là gì?
Quấy rối trên mạng có thể thực hiện bằng nhiều hành vi khác nhau nhưng hành vi phổ biến nhất hiện nay là quấy rối tình dục mà nạn nhân chủ yếu là những người phụ nữ. Quấy rối tình dục qua mạng được hiểu là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào dù là công khai hay riêng tư. Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục. Cụ thể hơn, kể lạm dụng chủ yếu thông qua các nền tảng trên mạng xã hội tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo thậm chí lại ép buộc nạn nhân tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục dưới mọi hình thức.
Tại sao phụ nữ thường là mục tiêu quấy rối trên mạng
Có một số lý do để giải thích cho việc tại sao phụ nữ thường là mục tiêu quấy rối trên mạng:
Thứ nhất nữ giới là mục tiêu dễ dàng. Dù ở bất kỳ xã hội nào, ở bất kỳ không gian nào thì phụ nữ và trẻ em gái vẫn được xem là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị tổn thương và dễ bị lạm dụng. Phụ nữ là đối tượng thường bị quấy rối theo hướng tình dục nhiều hơn nam giới và chịu tổn thương nhiều hơn. Những kẻ có dụng tâm xấu, đặc biệt khi được tiếp tay bởi mạng xã hội với nhiều tính năng ẩn danh thì thường xuyên nhắn vào đối tượng nữ giới để quấy rối. Vì họ cho rằng các cô gái thường yếu đuối và ít phản kháng hoặc thường chọn im lặng thay vì đối đầu tìm ra chân tướng kẻ quấy rối mình. Những kẻ biến thái thường xuyên gửi những hình ảnh tục tĩu qua tin nhắn để quấy rối nhưng không phải bất kỳ người phụ nữ nào khi gặp tình trạng này cũng có thể dũng cảm công khai kẻ quấy rối ấy trên mạng xã hội.
Thứ hai, tính đố kỵ và gia trưởng. Xã hội châu Á vẫn còn nhiều tư tưởng Trọng nam khinh nữ và áp đặt nhiều tiêu chuẩn khắt khe lên nữ giới. Một mặt nhiều người khăng khăng rằng đàn ông phải giỏi hơn phụ nữ và mặt khác thì họ thường xuyên so sánh nữ giới với nhau xem ai sống đúng với chuẩn mực xã hội hơn. Đây cũng chính là lý do mà khiến cho những người phụ nữ thường dễ dàng trở thành đối tượng của những vụ quấy rối trên mạng.
Thứ ba, sự đổ lỗi cho nạn nhân. Một yếu tố nữa khiến cho nữ giới trở thành đối tượng bị quấy rối trên mạng là tư duy đổ lỗi cho nạn nhân vẫn còn xuất hiện cho đến nay. Nhiều người cho rằng phụ nữ phải như thế nào thì mới bị quấy rối. Chính những tư duy đổ lỗi cho nạn nhân thay vì lên án kẻ quấy rối này đã là một phần tiếp tay cho những kẻ giấu mặt trên mạng khiến cho chúng cảm thấy không làm bất kỳ điều gì có lỗi và việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nạn nhân không phải là lỗi của chúng.
Mức xử phạt hành vi quấy rối tình dục trên mạng xã hội năm 2023
Để xử phạt hành vi quấy rối trên mạng, trước tiên pháp luật Việt Nam đã quy định xử phạt hành chính như sau:
Tại điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 điều 1 nghị Định 14/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, theo đó:
– Người có hành vi, cử chỉ và lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm của người thực hiện hành vi vi phạm.
Tại khoản 2 điều 54 nghị định số 14/2022/NĐ-CP quy định người có hành vi lăng mạng, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bằng việc sử dụng phương tiện thông tin hoặc đăng hình ảnh, bài viết thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra buộc phải thu hồi bài viết và buộc phải xin lỗi nạn nhân.
Tại điểm g, điểm e khoản 3 điều 102 nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến đã quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng cụ thể như sau:
– Không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân mà tự ý thu thập, xử lý và sử dụng thông tin hoặc sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật
– khi có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhầm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác.
Về trách nhiệm hình sự, hiện nay Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi của quấy rối trên mạng, nên tùy theo tính chất mức độ và có đủ căn cứ thì hành vi quấy rối trên mạng có thể bị xử lý hình sự theo điều 155 và điều 156 của Bộ luật hình sự như sau:
Điều 155: Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Tùy tính chất và mức độ có thể bị phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến 05 năm, chẳng hạn như phạm tội đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa bệnh cho mình; sử dụng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội,…
Điều 156: Tội vu khống
Khi xúc phạm danh dự, phẩm của người khác bằng các hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật, có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hành vi bị đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Mức hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của chủ thể, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt có thể lên đến 7 năm tù.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quấy rối gia đình người khác có bị đi tù không?
- Tội quấy rối làm phiền người khác bị xử lý như thế nào?
- Quấy rối người khác bằng tin nhắn có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt hành vi quấy rối tình dục trên mạng xã hội năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ thám tử toàn tâm cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 13 Bộ luật lao động 2019, hình thức kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng trong trường hợp:
Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Hành vi quấy rối nơi công cộng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Bao gồm:
Đưa ra những nhận xét thô lỗ hoặc xúc phạm;
Sử dụng những lời nói xấu để xúc phạm về chủng tộc, giới tính, đồng tính luyến ái đối với một người nào đó;
Có hành vi tình dục không mong muốn;
Cố tình nói chuyện, làm phiền người khác khi họ không muốn;
Tùy tiện khai thác, tìm hiểu và lấy thông tin cá nhân của ai đó;
Theo dõi ai đó;
Chặn đường đi của ai đó;
Can thiệp thậm chí xâm phạm không gian riêng tư của ai đó;
Đụng chạm, véo, nắm, sờ, ấn một bộ phận cơ thể của ai đó khi không được sự đồng ý hay cho phép;
Chạm vào ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Chụp ảnh ai đó mà không có sự đồng ý của họ;
Thủ dâm nơi công cộng;
Trêu chọc, rủ rê hay gạ gẫm ai đó bằng những tiếng ồn khêu gợi;
Xem tài liệu khiêu dâm nơi công cộng hoặc cho ai đó xem phim khiêu dâm mà không có sự đồng ý của họ.
Theo quy định hiện hành, việc cá nhân nào đó có hành vi dùng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, làm nhục … người khác thì tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.