Thời gian gần đây, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có hành vi găm xăng gây nên tình trạng xăng khan hiếm, ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người dân. Tất cả người dân đều lên án gay gắt về vấn đề này, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng xử lý hành vi găm xăng. Không chỉ riêng xăng dầu, nhiều mặt hàng khác cũng bị các cửa hàng kinh doanh găm hàng, khiến cho hàng hóa trở nên khan hiếm như khẩu trang, thực phẩm thiết yếu,… Vậy, Mức xử phạt hành vi găm hàng như thế nào theo quy định hiện hành? Có thể nhiều người đang có thắc mắc về vấn đề này, vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Găm hàng hóa là gì?
Găm hàng được hiểu là giữ lại hàng hóa không đem ra để lưu thông trên thị trường. Hành vi găm hàng có thể là các hành động cắt giảm địa điểm bán hàng; cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó; quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó; cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó, cắt giảm lượng hàng ngưng bán hàng, ngưng kinh doanh….
Đối tượng của hành vi găm hàng có thể là:
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá.
+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
Xử phạt hành chính hành vi găm hàng
Xử phạt hành chính hành vi găm hàng được quy định tại Điều 32 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) được quy định như sau:
“Điều 32. Hành vi găm hàng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;
b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi găm hàng
Theo Điều 196 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, khó khăn về kinh tế… mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.
Mức phạt như sau:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 30 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng:
- Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Cá nhân bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 01 – 04 tỷ đồng:
- Phạm tội có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Hàng hóa trị giá từ 1,5 – 03 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Cá nhân bị phạt tiền từ 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm; pháp nhân bị phạt tiền từ 04 – 09 tỷ đồng:
- Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung:
– Cá nhân phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
– Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức xử phạt hành vi găm hàng như thế nào theo quy định 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thành lập công ty Tp Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Găm xăng không bán bị xử phạt như thế nào năm 2022?
- Đầu cơ là gì? Hành vi đầu bị xử lý như thế nào?
- Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu năm 2023 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm “găm” xăng dầu. Tuy nhiên, hành vi “găm” xăng dầu có thể hiểu là hành vi có dấu hiệu đầu cơ tích trữ xăng, dầu. Cụ thể là khi các cửa hàng xăn dầu đồng loạt đóng cửa sớm, một số cây xăng đóng cửa không bán, số khác bán cầm chừng, nhỏ giọt, nhiều cửa hàng còn xăng nhưng tích trữ không bán cho người dân và có dấu hiệu găm hàng chờ tăng giá.
Tại Công văn 6192/BCT-TTTN ngày 07/10/2022, Bộ Công Thương giải thích nguyên nhân chính là do thiếu nguồn cung, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu làm ăn thua lỗ…
Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu của người dân cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Việc các cây xăng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Trước tình hình trên, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo 326/TB-VPCP về đảm bảo nguồn cung và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu.
Theo quy định của pháp luật, nếu các cửa hàng xăng dầu cổ ý đầu cơ, găm hàng, chờ lên giá để trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt hành vi đầu cơ hàng hóa được quy địnhtại Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác. (khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020)
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. (khoản 2 Điều 31 Nghị định 98/2020)
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. (khoản 3 Điều 31 Nghị định 98/2020)
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. (khoản 4 Điều 31 Nghị định 98/2020)
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên. (khoản 5 Điều 31 Nghị định 98/2020)
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31;
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 Nghị định 98/2020.