Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trấn Hưng, tôi có quen một người bạn hiện vừa kinh doanh quán internet. Vừa rồi bạn tôi do chưa tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật nên đã mở quán xuyên đêm. Ngay hôm đấy thì lực lượng chức năng đã phát hiện và xử phạt, tôi băn khoăn không biết mức xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ như vậy là bao nhiêu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề mức xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ quy định không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mức xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ quy định?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP
Khung giờ hoạt động của các quán internet được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm đ Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì các quán internet chỉ được hoạt động trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày. Tuy nhiên khi đi vào thực tế hiện nay thì hầu như các quán internet đều hoạt động vào khung giờ này là chủ yếu, dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến tình hình trật tự an ninh trên địa bàn dân cư.
Mà hầu hết người chơi ở các quán internet này thường là học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh thiếu niên, việc hoạt động quá 22 giờ này dẫn đến tình trạng các đối tượng người chơi thường thức xuyên đêm để chơi tại các quán internet này. Việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người chơi.
Việc dành cả giờ để truy cập internet, tham gia vào các mạng xã hội và chơi các trò chơi điện tử trực tuyến có thể ức chế sự phát triển thể chất, khả năng cũng như tinh thần của người chơi có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập cũng như dễ tham gia vào các tệ nạn xã hội. Đây là tác hại của internet đang ảnh hưởng đến nhiều trẻ em cả ở vùng nông thôn và thành thị.
Mức xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ quy định như nào?
Căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 69 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 69. Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết bảng nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét;
b) Không thể hiện đầy đủ các thông tin trên biển hiệu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
b) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;
c) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động theo quy định;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
đ) Kê khai không trung thực để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
e) Không có bảng niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
g) Hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
h) Không thực hiện đúng các quy định khác về nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, d, e, g và h Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật nếu địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (quán internet) vi phạm vượt quá giờ quy định (chỉ được hoạt động từ 8h sáng đến 22h đêm hàng ngày) thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ kinh doanh internet như thế nào?
Quyền của chủ kinh doanh internet
+ Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
+ Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
Nghĩa vụ của chủ kinh doanh internet
+ Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các điều cấm trái quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người chơi
+ Ngoài việc có bảng giá niêm yết công khai để tránh tình trạng đội giá lên thì còn phải có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi đúng quy định của pháp luật
+ Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm trái quy định của pháp luật.
+ Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó
+ Được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
+ Quán internet không được phép hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau. Có nghĩa là quán internet phải đóng cửa trước 22 giờ đêm và hoạt động trở lại sau 8 giờ sáng. Nếu trong khung giờ này quán internet vẫn cố tình hoạt động có nghĩa là vi phạm pháp luật mở quán internet quá giờ quy định và sẽ bị xử phạt
+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin để tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.
+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nếu có hành vi vi phạm sẽ bi cơ quan công an phường xã xử phạt
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mức xử phạt đối với việc kinh doanh internet quá giờ quy định?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Kinh doanh karaoke quá giờ quy định xử phạt thế nào?
- Xử lý nợ thuế quá hạn như thế nào?
- Có được nhắn tin điện thoại quảng cáo sau 10 giờ tối không
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt cả cơ quan cấp xã, trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất như sau:
“a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Như vậy, ta có thể thấy cơ quan có thấm quyền giải quyết trực tiếp chính là cơ quan công an cấp xã, phường và trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất. Và mức phạt thì tùy tính chất mức độ hành vi của chủ quán Internet có thể nhẹ thì phạt cảnh cáo và nặng thì phạt tiền, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm nhưng không vượt mức mà pháp luật cho phép.
Tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Nghị định 103/2009/NĐ-CP có quy định về điều kiện và hoạt động kinh doanh của trò chơi điện tử như sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử phải có các điều kiện sau:
a) Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
Như vậy, nếu muốn kinh doanh internet thì phải nằm cách trường học dưới 200m.
Theo điểm b khoản 1 Điều 70 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 70. Vi phạm quy định về người chơi
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1;
b) Không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Như vậy, nếu không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Thì sẽ bị xử phạt như theo quy định của pháp luật với mức phạt là: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.