Trong nhiều trường hợp để đảm bảo người vi phạm sẽ nộp tiền phạt theo quy định hay để xác minh các tình tiết khác; ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp;… mà người vi phạm giao thông có thể bị giữ xe. Tuy nhiên; trong một số trường hợp cần thiết và đủ điều kiện; người vi phạm hoàn toàn có thể thực hiện bảo lãnh xe vi phạm giao thông? Vậy bảo lãnh là gì? Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm là gì? Và mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022 là bao nhiêu? Luật sư X sẽ giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi bài viết!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 31/2020/NĐ-CP
- Thông tư 47/2014/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Bảo lãnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự; biện pháp bảo lãnh được quy định như sau:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bảo lãnh là một trong chín biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó; người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người khác.
Do đó; trong biện pháp bảo lãnh; bên đảm bảo không phải là bên có nghĩa vụ được đảm bảo; đồng thời, không chỉ có hai chủ thể chính mà có ba chủ thể; đó là: bên bảo lãnh; bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
Nội dung của bảo lãnh:
Căn cứ theo Điều 340 Bộ luật dân sự năm 2015
“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trường hợp bị tạm giữ xe khi vi phạm giao thông
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Cụ thể gồm 03 trường hợp sau:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ; thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính; mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân; tổ chức vi phạm nộp phạt xong.
Đặc biệt: Khi tạm giữ phương tiện; bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ; phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…
Đồng thời; khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện;… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Điều kiện để được bảo lãnh xe vi phạm
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP; phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ; bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ nếu tổ chức; cá nhân vi phạm có một trong 02 điều kiện dưới đây:
- Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan; tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể; rõ ràng. Tổ chức; cá nhân vi phạm phải có nơi giữ; bảo quản phương tiện;
- Tổ chức; cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ; bảo quản phương tiện.
Trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm
Tuy nhiên; có 04 trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức; cá nhân vi phạm giữ; bảo quản:
- Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
- Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
- Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Như vậy; nếu có tiền bảo lãnh; nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm giao thông thuộc trường hợp bị tạm giữ theo quy định trên cũng không thể được giao bảo quản phương tiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay
- Nộp phạt vi phạm giao thông trễ hạn 1 năm bị xử lý thế nào?
Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông
Khoản 4 Điều 8 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định như sau:
Tổ chức; cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.
Như vậy, mức tiền bảo lãnh phải nộp bằng ít nhất tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm của người điều khiển xe khi điều khiển phương tiện đó.
Ví dụ: Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Theo Nghị định 100, hành vi này bị phạt ở mức 16 – 18 triệu đồng. Để được bảo lãnh xe máy, người điều khiển xe phải nộp bảo lãnh 18 triệu đồng.
Thủ tục đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm
Để được đặt tiền bảo lãnh xe vi phạm giao thông, người lái xe phải tiến hành:
– Làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện.
Nội dung của đơn gồm:
- Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
- hành vi vi phạm hành chính;
- tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có); tình trạng của phương tiện, nơi giữ, bảo quản phương tiện.
– Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản không quá 02 ngày làm việc.
Video Luật sư X đề cập đến vấn đề Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Mức tiền phải nộp để bảo lãnh xe vi phạm giao thông năm 2022”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty ; tra cứu thông tin quy hoạch hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Khi đó nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm:
Tiền lãi trên nợ gốc mà bên có nghĩa vụ phải trả.
Tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại mà bên có nghĩa vụ phải trả.
Lãi trên số tiền chậm trả mà bên có nghĩa vụ phải trả.
Căn cứ theo Điều 340 Bộ luật dân sự năm 2015; quy đinh về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh như sau:
“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm vi của biện pháp bảo lãnh là do các bên thỏa thuận.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 336 Bộ luật dân sự năm 2015; quy định về phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh như sau:
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Hoặc, bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh;
– Trong trường hợp khi xác lập quan hệ bảo lãnh mà các bên không có thỏa thuận gì khác;
– Phạm vi bảo lãnh sẽ được xác định là toàn bộ giá trị nghĩa vụ.