Hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó là các ngành thương mại dịch vụ của nước ta cũng đang phát triển vượt bậc. Ngày càng có nhiều loại hàng hoá, nhiều dịch vụ được cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước. Lĩnh vực thương mại phát triển thì việc kí kết hợp đồng thương cũng là hoạt động rất phổ biến. Để giảm thiểu tranh chấp khi có hành vi vi phạm hợp đồng thì thông thường trong hợp đồng thương mại 2 bên sẽ thỏa thuận và ghi nhận điều khoản về “Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại” . Vậy pháp luật quý định như thế nào về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hay thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại, cụ thể là:
– Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
– Hàng hóa bao gồm:
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
+ Những vật gắn liền với đất đai.
– Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
Nội dung, hình thức của hợp đồng thương mại
Nội dung hợp đồng thương mại gồm đầy đủ các điều khoản đã được cả hai bên thỏa thuận thống nhất, cả hai bên cần tuân thủ các điều khoản này trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.
Các loại hợp đồng thương mại khác nhau sẽ có những quy định về các điều khoản riêng. Đối với hợp đồng thương mại, các điều khoản này sẽ liên quan đến hoạt động thương mại của các thương nhân. Tuy nhiên, các điều khoản này vẫn cần đảm bảo được theo quy định của pháp luật hợp đồng nói chung và thường gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Đối tượng của hợp đồng;
– Chất lượng;
– Giá trị hợp đồng;
– Phương thức, thời hạn thanh toán;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Các phương thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp;
– Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng…
Về hình thức hợp đồng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận các bên, có thể được thiết lập dựa trên lời nói, văn bản cụ thể hay hành động thực tế nào đó.
Với những hợp đồng có giá trị lớn, các bên thường thỏa thuận hình thức hợp đồng được lập thành văn bản với các điều khoản cụ thể, rõ ràng. Việc lập thành văn bản còn giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng thương mại được thực hiện một cách đảm bảo và hiệu quả hơn, phòng tránh những rủi ro về sau.
Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.
Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (nội dung thường lệ của hợp đồng). Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hợp đồng hay không phải căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp luật có liên quan.
Luật thương mại năm 2019 còn đưa ra khái niệm “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.
Nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại. có thể chia nguyên nhân vi phạm hợp đồng thương mại thành 2 nhóm: hành vi vi phạm do chủ thể hợp đồng và do hành vi vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết thực hiện hợp đồng.
Nguyên nhân đến từ chủ thể hợp đồng
Các hành vi vi phạm đến từ chủ thể hợp đồng có thể là:
- Không thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện hoặc 1 trong các bên đã thực hiện được 1 phần công việc).
- Một bên không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).
- Đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đã giao kết.
Khi có các hành vi vi phạm hợp đồng bên vi phạm sẽ phải bồi thường, gây thiệt hại hoặc có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, do đó cần phải đặc biệt lưu ý.
Nguyên nhân do vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Các nguyên nhân do vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết thực hiện hợp đồng thường phát hiện sau khi một hoặc các bên đã thực hiện nghĩa nghĩa vụ hợp đồng của mình. Các hành vi đó thường là:
- Chủ thể không có tư cách pháp nhân để giao kết hợp đồng
- Không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định
- Không thực hiện công chứng/ chứng thực đối với một số loại hợp đồng theo quy định.
- Ép buộc một trong các bên phải ký hợp đồng
- Các đối tượng của hợp đồng bị cấm ví dụ như vận chuyển động vật quý hiếm, mua bán các loại thuốc bị cấm…
Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại các bên có thể vi phạm một hoặc nhiều nghĩa vụ trong hợp đồng. Các vi phạm có thể là khách quan hoặc chủ quan tuy nhiên đa số đề sẽ gây ra những tranh chấp và thiệt hại cho các bên tham gia hợp đồng.
Căn cứ dự trên Quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về xử lý vi phạm hợp đồng như sau:
Về Việc thỏa thuận phạt vi phạm:
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng và theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác của pháp luật
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại quy định
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo quy định.
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:
– Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định
– Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại
– Theo yêu cầu của người có quyền và Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc đó
Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Phạt vi phạm là một chế tài, theo đó, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền nhất định. Về mức phạt vi phạm, hiện nay, đối với hợp đồng dân sự thông thường thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, còn đối với hợp đồng thương mại thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá mức tối đa được cho phép.
– Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.
– Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
– Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.
Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.
Theo Điều 301, Luật Thương mại năm 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này”
Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại căn cứ theo Luật Thương mại sẽ theo thỏa thuận của các bên tham gia tuy nhiên mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
– Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
+ Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
+ Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
– Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Chế tài được áp dụng khi vi phạm hợp đồng thương mại là các biện pháp bảo đảm hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ lợi ích chính của bên bị vi phạm, đồng thời là công cụ để cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp.
Có rất nhiều các chế tài được áp dụng khi vi phạm hợp đồng thương mại, các chế tài này có thể được thỏa thuận ngay trong nội dung của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 292, Bộ Luật thương mại quy định về các loại chế tài trong thương mại gồm có:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Phạt vi phạm.
Buộc bồi thường thiệt hại.
Huỷ bỏ hợp đồng.
Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận (không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế).
Nếu các chế tài không được thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng thì sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà các bên sẽ cùng thỏa thuận áp dụng hoặc đơn phương áp dụng. Việc áp dụng các chế tài sẽ giúp các bên thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình dưới sự đảm bảo của Pháp luật bên vi phạm phải chịu hậu quả do chính hành vi của họ gây ra.