Hiện nay, việc xuất cảnh trái phép diễn ra rất nhiều tại Việt nam. Hiện tượng vượt biên này chủ yếu xảy ra ở biên giới Việt -Lào, Cam-pu-chia, Trung quốc, hay Hàn quốc , Nhật Bản. Người Việt Nam bất chấp pháp luật luật, bất chấp tính mạng sức khoẻ vượt biên sang các nước này để hy vọng kiếm được mức thu nhập cao hơn tại Việt Nam. Hiện nay hành vi này được trở nên nghiêm trọng có những tổ chức chuyên dẫn người xuất cảnh trái phép. Cùng Luật sư X tìm hiểu mức phạt đối với tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép ở bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép?
Xuất cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam không có giấy phép theo quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam
Ngược lại, nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài vào biên giới Việt Nam không tuân theo quy định về nhập cảnh của Việt Nam.
Xuất nhập cảnh trái phép xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất nhập cảnh thông qua nhiều phương thức, phương tiện khác nhau như trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng, không có hộ chiếu, giấy tờ thông hành hay sử dụng hộ chiếu giả,…
Người bị kết án về tội vi phạm về xuất nhập cảnh trái phép phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người này mặc dù biết rằng hành vi xuất nhập cảnh trái phép là không được phép nhưng vẫn cố tình thực hiện vì cho rằng hành vi của hình sẽ không bị phát hiện. Nhưng bằng sự quản lý nghiêm minh của lực lượng chức năng, tội phạm xuất nhập cảnh trái phép đã bị phát hiện và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tội xuất nhập cảnh trái phép không xét đến hậu quả xảy ra, nghĩa là chỉ cần chủ thể có hành vi xuất nhập cảnh trái phép, chủ thể này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép
Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất-nhập cảnh.
Chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.
Mặt khách quan: Hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép thể hiện ở việc rủ rê, dụ dỗ người khác xuất cảnh, nhập cảnh không có giấy phép, không có các giấy tờ hợp lệ khác… vì mục đích vụ lợi.
Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội:
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm (Khoản 2) hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3).
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mức phạt đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép là bao nhiêu?
Căn cứ Điểm d Khoản 7 và Điểm b Khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mức phạt về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép
Căn cứ Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép như sau:
1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trách nhiệm của dân quân tự vệ trong chống vượt biên, vượt biển trái phép
Trách nhiệm của dân quân tự vệ trong chống vượt biên, vượt biển trái phép được quy định tại Điều 24 Quyết định 56/2005/QĐ-BQP về quy chế hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau:
Chống vượt biên trái phép:
- Đối với các xã có lực lượng dân quân thường trực, tổ chức lực lượng dân quân thường trực phối hợp với lực lượng biên phòng và các lực lượng khác tuần tra, bảo vệ biên giới phát hiện, ngăn chặn các tổ chức móc nối, kịp thời bắt giữ các đối tượng vượt biên giới trái phép giao cho chính quyền địa phương sở tại hoặc đồn biên phòng gần nhất xử lý.
- Đối với lực lượng dân quân tự vệ của các xã trên tuyến biên giới phải làm tốt công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn kẻ xấu tuyên truyền kích động, lôi kéo người vượt biên, bắt giữ các đối tượng vượt biên trái phép đi qua địa bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý.
Chống vượt biển trái phép:
- Xã đội trưởng, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tuyến ven biển tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, phối hợp với các lực lượng, hoạt động nắm chắc tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành động mua sắm phương tiện, chuẩn bị vật chất hoặc có ý định cướp tàu thuyền, phương tiện để phục vụ cho âm mưu vượt biển.
- Lực lượng dân quân tự vệ hoạt động trên biển phải phối hợp chặt chẽ với bộ đội Hải quan, bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ người, phương tiện vượt biên trái phép, bàn giao cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
Mời bạn xem thêm:
- Án treo có được xuất cảnh không theo quy định năm 2022?
- Trong thời gian chờ xuất cảnh thì chế độ ăn, mặc đối với người lưu trú trong cơ sở lưu trú như thế nào?
- Cấm xuất cảnh trong thi hành án dân sự quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mức phạt về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, khai thuế thu nhập doanh nghiệp, đổi tên giấy khai sinh… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, như sau:
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Xuất cảnh trái phép;
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.