Quảng cáo là nhu cầu cần thiết hiện nay để khách hàng nắm được thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp. Ở một thị trường tiềm năng như mỹ phẩm, quảng cáo cũng rất cần thiết khi giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm đến người tiêu dùng là hoạt động mang tính kinh doanh, đồng thời cũng là hoạt động sáng tạo và có tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, quảng cáo phải trung thực và tuân theo trình tự nhất định của pháp luật. Vậy quy định về quảng cáo mỹ phẩm như thế nào? Mức phạt quảng cáo mỹ phẩm không có giấy phép năm 2023? Cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Điều kiện quảng cáo mỹ phẩm
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo mỹ phẩm như sau:
Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế, cụ thể theo quy định tại Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP:
– Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
+ Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có).
– Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
+ Tên mỹ phẩm;
+ Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
+ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
– Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
– Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều 4 Nghị định 181/2013/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
Căn cứ Điều 15 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm như sau:
– Các giấy tờ quy định tại Điều 13 Thông tư này.
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
Thủ tục để được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo
Căn cứ Điều 20 Thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về thủ tục để được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo như sau:
Bước 1: Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này (sau đây viết tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.
– Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
– Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
- Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
- Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc.
– Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây:
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
- Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này.
– Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý.
Mức phạt quảng cáo mỹ phẩm không có giấy phép bao nhiêu tiền?
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 129/2021/NĐ-CP), cụ thể:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;
- Quảng cáo mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn;
- Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức phạt quảng cáo mỹ phẩm không có giấy phép năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên đệm Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chưa nhận được tiền hoàn thuế khi quá thời hạn thì xử lý thế nào?
- Thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế là bao lâu?
- Cách tra cứu giấy phép quảng cáo mỹ phẩm nhanh, chính xác
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Nhưng trên thực tế dù là sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất trong nước hay là sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu thì cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm là Sở y tế cấp tỉnh, thành phố nơi mà doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính.
Theo đó doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm bằng cách là đến nộp trực tiếp tại Sở y tế nơi mà doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính hoặc là gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Đối với những nơi mà Sở y tế cung cấp dịch vụ công trực tuyến thì doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa trong xử lý vi phạm hành chính về quảng cáo như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.