Hiện nay khi tham gia giao thông, không khó để bắt gặp những hình ảnh đã uống rượu bia nhưng vẫn điều khiển giao thông một cách ngang nhiên, điều này gây nguy hiểm trực tiếp đối với người tham gia giao thông và những người xung quanh. Pháp luật đã đặt ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc nhưng việc vi phạm quy định này vẫn thường xuyên xảy ra, dễ nhận thấy rằng thời gian gần đây những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc uống rượu bia tham gia giao thông xảy ra với số lượng gia tăng đáng kể. Vậy quy định về mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe? Bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nồng độ cồn là gì?
- Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu bao gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
- Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện, ảo giác nặng với hệ thần kinh và gây ngộ độc cấp tính.
- Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20 °C.
- Khi điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ làm cho hệ thần kinh mất khả năng nhận thức, tự chủ, mất khả năng xác định phương hướng và dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2022 như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Từ 02 – 03 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 04 – 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7) | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng. (Điểm e Khoản 10) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 6 – 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8) | Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng. (Điểm g Khoản 10) |
Như vậy, mức phạt nồng độ cồn cao nhất đối với xe máy là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở, với mức xử phạt từ 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
Mức phạt nồng độ đối với xe ô tô năm 2023
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy năm 2023 như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Từ 06 – 08 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng. (Điểm e Khoản 11) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 16 – 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8) | Tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng. (Điểm g Khoản 11) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 30 – 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10) | Tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng. (Điểm h Khoản 11) |
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.”;
Như vậy, có thể thấy tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia
Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:
Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.
Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia như sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi) |
Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:
330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.
Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:
– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);
– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);
– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);
– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);
– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra
- CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?
- Đường ưu tiên được hiểu như thế nào cho đúng theo quy định
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật giao thông đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mức phạt nồng độ cồn xe máy cao nhất năm 2023 là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn nhanh chóng, uy tín. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định khi chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
Đối với ô tô: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Đối với xe máy: 02 – 03 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.