Việc không sử dụng đất liên tục có thể dẫn đến thất thoát tài nguyên và gây lãng phí cho người dân và quốc gia. Vì vậy, chính quyền đã đưa ra các quy định và biện pháp xử lý vi phạm liên quan đến việc không sử dụng đất liên tục. Theo đó, mức phạt không sử dụng đất liên tục phụ thuộc vào diện tích đất và thời gian không sử dụng. Theo quy định hiện nay, mức phạt có thể lên đến hàng chục triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng còn có thể yêu cầu chủ sở hữu đất phải sử dụng lại đất hoặc chuyển nhượng cho người khác sử dụng. Ngoài ra, trong trường hợp vi phạm việc sử dụng đất liên tục gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm liên tiếp, chính quyền sẽ xem xét cấm sử dụng đất hoặc thu hồi đất đối với người vi phạm. Việc xử lý các trường hợp không sử dụng đất liên tục được quản lý chặt chẽ và công khai để đảm bảo tính công bằng và minh bạch đối với cả người dân và chủ sở hữu đất.
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Mức phạt không sử dụng đất liên tục bị xử lý ra sao?“. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý
Sử dụng đất không liên tục là gì?
Pháp luật đất đai hiện hành không trực tiếp giải thích thế nào là sử dụng đất không liên tục. Tuy nhiên có thể căn cứ vào quy định sử dụng đất ổn định để từ đó giải thích cho khái niệm “sử dụng đất không liên tục”.
Theo đó, khoản 1 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nêu rõ:
Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, có thể hiểu sử dụng đất không liên tục là việc người sử dụng đất không sử dụng đất với mục đích sử dụng đã được ghi trong Giấy chứng nhận hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong một thời gian dài.
Việc không sử dụng đất liên tục sẽ không đảm bảo điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay miễn nộp tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận/chuyển mục đích sử dụng đất…
Căn cứ như thế nào để xác định đất sử dụng ổn định theo quy định pháp luật hiện hành
Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định được quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, có những căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định như sau:
Thứ nhất, đất được sử dụng liên tục
Người sử dụng đất sử dụng đất liên tục kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau:
- Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
- Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
- Quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện UBND cấp xã nơi có đất;
- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;
- Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;
- Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
- Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
- Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
- Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
Trong trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ trên có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trường hợp không có giấy tờ hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.
Thứ hai, đất được sử dụng vào một mục đích chính nhất định
Khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai năm 2013 quy định đất được xác định là sử dụng ổn định lâu dài nếu được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
- Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan theo quy định;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất cơ sở tôn giáo;
- Đất tín ngưỡng;
- Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất tổ chức kinh tế sử dụng trong trường hợp: nhận chuyển quyền hoặc chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp.
Mức phạt không sử dụng đất liên tục bị xử lý ra sao?
Xử phạt hành chính
Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định những trường hợp không sử dụng đất liên tục và thời gian không sử dụng đất liên tục sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Người sử dụng đất không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong 12 tháng liên tục;
- Người sử dụng đất không sử dụng đất trồng cây lâu năm trong 18 tháng liên tục;
- Người sử dụng đất không sử dụng đất trồng rừng trong 24 tháng liên tục;
Trong đó, việc không sử dụng đất liên tục này không thuộc trường hợp bất khả kháng do:
- Ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
- Ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Về mức phạt tiền trong xử phạt hành chính khi không sử dụng đất liên tục:
Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta
- Phạt tiền từ 500 000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên
Như vậy, nếu người sử dụng đất không sử dụng đất trong 12 tháng liên tục đối với đất trồng cây hàng năm hoặc 18 tháng liên tục đối với đất trồng cây lâu năm hoặc 24 tháng liên tục đối với đất trồng rừng thì việc xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền tùy thuộc vào diện tích đất không sử dụng liên tục.
Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính khi không sử dụng đất liên tục nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính
Về biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt hành chính khi không sử dụng đất liên tục: Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không sử dụng đất liên tục là buộc sử dụng đất đúng mục đích được Nhà nước công nhận cho thuê. Nếu sau khi bị xử phạt mà người sử dụng đất không đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì bị Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thu hồi đất
Khoản h, i Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng. Như vậy, trường hợp người sử dụng đất không sử dụng đất liên tục trong khoảng thời gian tương ứng với từng loại đất nêu trên sẽ bị thu hồi đất.
Cụ thể: – 12 tháng liên tục: Đối với đất trồng cây hàng năm
- 18 tháng liên tục: Đối với đất trồng cây lâu năm
- 24 tháng liên tục: Đất trồng rừng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự mơi năm 2023
- Thủ tục thay đổi tên trong sổ mục kê đất đai mới năm 2023
- Điều kiện của cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
- Giấy phép xây dựng màn hình quảng cáo ngoài trời năm 2023
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt không sử dụng đất liên tục bị xử lý ra sao?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Tách hợp thửa đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng đất đai một cách hợp lý là sử dụng thích hợp với tính chất của từng loại đất, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Muốn vậy phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và căn cứ vào mục đích sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khi giao đất.
Bởi vì đất đai là một tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu sử dụng đất của con người là rất lớn và không ngừng phát triển lên theo sự tăng trưởng dân số (do nhu cầu sản xuất của lương thực để đáp ứng yêu cầu về phát triển dân số)
Phạt tiền từ 50 – 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta; Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.