Dạ thưa Luật sư, con tôi nay 18 tuổi hiện chưa thi bằng lái xe máy. Liệu tôi có thể đưa xe máy cho con tôi điều khiển khi chưa có bằng lái xe máy không ạ? Trường hợp vi phạm thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu ạ? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng đến dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư X và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật về bằng lái xe máy cũng như làm sáng tỏ về Mức phạt không có bằng lái xe máy. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Thông tư 58/2020/TT-BCA
Người lái xe phải mang theo các giấy tờ gì khi điều khiển ô tô xe máy tham gia giao thông?
Khi điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông; người lái xe phải mang theo đăng ký xe, bằng lái xe,… Để xuất trình khi bị kiểm tra, nếu không có sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:
Người lái xe ô tô, xe máy tham gia giao thông phải đủ độ tuổi; sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Khi điều khiển ô tô; xe máy tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe ô tô, xe máy theo quy định;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định đối với phương tiện bắt buộc phải có Giấy chứng nhận kiểm định;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, xe máy.
Việc không có giấy phép lái xe sẽ phải chịu những mức phạt nhất định do pháp luật hiện hành quy định.
Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
Hiện nay, phần lớn người dân không có thói quen mang giấy tờ xe trong đó có bằng lái xe máy ra đường bởi người dân có tâm lý không vi phạm an toàn giao thông thì không bị công an bắt. Do vậy, khi phạm lỗi thì người vi phạm sẽ bị phạt cả lỗi mang mang theo bằng lái xe máy.
Lỗi không mang theo Giấy phép lái xe bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
Lỗi không có bằng xe máy phạt bao nhiêu?
Lỗi không có bằng lái xe máy sẽ bị phạt nặng hơn so với lỗi không mang bằng lái xe máy bởi vì không có bằng lái xe máy có nghĩa là người điều khiển xe máy chưa học hết các quy định của Luật giao thông đường bộ và các ký hiệu biển số… để tham gia kỳ thi sát hạch cả lý thuyết và thực hành, nếu đỗ sẽ được cấp bằng trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
Ngoài ra lỗi không có bằng lái xe máy sẽ còn là một tình tiết tăng nặng nếu bạn tham gia giao thông gặp tai nạn, dù là bên gây tai nạn hay bên bị tai nạn đều sẽ bị ảnh hưởng bất lợi bởi tình tiết này.
Mức phạt lỗi không có bằng xe máy theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
+ Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 thì bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng
+ Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bị phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng
Lỗi không mang giấy tờ xe máy phạt bao nhiêu?
Giấy tờ xe máy cũng giống như giấy tờ tùy thân, là những loại giấy tờ bắt buộc luôn phải mang theo khi có việc cần đến. Giấy tờ xe máy bao gồm giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy đăng ký xe, bằng lái xe máy.
Đối với lỗi không mang các loại giấy tờ xe theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, cụ thể quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định
Không có bằng lái có được đứng tên xe máy?
Theo quy định về làm hồ sơ đăng ký xe máy, không có quy định nào về việc đứng tên xe máy phải có bằng lái xe máy. Chỉ cần đủ 18 tuổi, có căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu và kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Như vây, việc không có bằng lái xe máy vẫn hoàn toàn được đứng tên xe máy hoặc bất cứ phương tiện nào
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mức phạt không có bằng lái xe máy“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký xe máy điện online như thế nào?
- Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022
- Lỗi bật đèn pha xe máy phạt bao nhiêu tiền hiện nay?
Các câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Xe máy, mô tô vượt đèn đỏ vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó; người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng;(Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).