Phụ lục giao dịch liên kết là một phần của hợp đồng hoặc tài liệu pháp lý được tạo ra khi các bên có quan hệ liên kết và chứa các thông tin chi tiết về những giao dịch và nội dung liên kết. Khi hai hoặc nhiều bên có quan hệ liên kết kinh doanh hoặc tài chính, việc xác định và ghi lại các giao dịch liên kết trong phụ lục là rất quan trọng. Phụ lục giao dịch liên kết có thể đi kèm với hợp đồng chính hoặc là một tài liệu riêng biệt được thực hiện để bổ sung và bổ sung các thông tin quan trọng mà không thể được đưa vào trong hợp đồng chính. Vậy khi chậm nộp phụ lục giao dịch liên kết sẽ phải chịu mức phạt như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X để nắm được quy định pháp luật về nội dung này.
Căn cứ pháp lý
Phụ lục giao dịch liên kết là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì giao dịch liên kết được quy định là một loại giao dịch được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau. Các bên tham gia vào quan hệ liên kết được xác định là một bên hoặc các bên có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc điều hành, kiểm soát cũng như góp vốn của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định cụ thể thế nào là phụ lục. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu Phụ lục là một văn bản phụ được người viết trích riêng từ nguồn chính thống. Nội dung phụ lục phải đảm bảo chính xác, dựa trên cơ sở tính toán hay nghiên cứu. Nội dung này liên quan mật thiết đến các lập luận và số liệu được người viết đưa ra. Các phụ lục được xem là phần tài liệu dẫn chứng cho nội dung nghiên cứu.
Theo đó, Phụ lục giao dịch liên kết được hiểu là một phần được dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số thông tin về giao dịch liên kết được xác lập giữa các bên có quan hệ liên kết với nhau.
Các những loại phụ lục giao dịch liên kết nào hiện nay?
Phụ lục giao dịch liên kết là một công cụ quan trọng để đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch và tuân thủ các điều kiện và cam kết trong quan hệ liên kết. Nó cung cấp cho các bên một cơ sở pháp lý và tài liệu để tham khảo trong trường hợp có tranh chấp hoặc cần thực hiện các nghĩa vụ hay quyền lợi đã được thỏa thuận trước đó.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì trong giao dịch liên kết hiện nay có 04 loại phụ lục, bao gồm:
– Phụ lục I: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
– Phụ lục II: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia;
– Phụ lục III: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu;
– Phụ lục IV: Kê khai thông tin bảo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Hướng dẫn kê khai phụ lục IV kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia
Theo hướng dẫn tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì người kê khai thực hiện kê khai phụ lục IV theo hướng dẫn sau:
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
A. Kỳ tính thuế: Ghi thông tin tương ứng với kỳ tính thuế của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế xác định theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu [01] đến chỉ tiêu [10] ghi thông tin tương ứng với thông tin đã ghi tại Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Mục I. Tổng quan về hoạt động phân bổ thu nhập, thuế và hoạt động kinh doanh theo quốc gia cư trú:
Các nội dung kê theo đơn vị tiền tệ được quy đổi đơn vị tính là đồng Việt Nam theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Trường hợp các bên liên kết thuộc tập đoàn có năm tài chính khác nhau thì báo cáo lợi nhuận lập theo số liệu, thông tin tại báo cáo của năm tài chính liền kề trước kỳ tính thuế của người nộp thuế.
– Chỉ tiêu “Quốc gia”: Ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết là đối tượng cư trú và nơi đặt cơ sở thường trú, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế và các bên liên kết thuộc tập đoàn (bao gồm cả trường hợp các bên liên kết này không xác định được là đối tượng cư trú của quốc gia, vùng lãnh thổ nào).
+ Trường hợp công ty mẹ tối cao và bên liên kết cư trú thuế ở nhiều nước thì phải thực hiện xác định nơi cư trú thuế theo hướng dẫn của Hiệp định thuế liên quan.
+ Trường hợp không có Hiệp định thuế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan thì ghi nước hoặc vùng lãnh thổ bên liên kết đăng ký kinh doanh hoặc ghi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi các bên liên kết có cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này các bên liên kết tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
Thời hạn nộp phụ lục giao dịch liên kết 2023?
Phụ lục giao dịch liên kết là một phần quan trọng của tài liệu pháp lý trong quan hệ liên kết. Nó thể hiện chi tiết về các giao dịch và nội dung liên kết, giúp đảm bảo tính rõ ràng và tuân thủ trong quá trình thực hiện các cam kết và quy định giữa các bên liên quan. Pháp luật có quy định chi tiết về thời hạn nộp phụ lục giao dịch liên kết, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN 2023 như sau:
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
Như vậy, thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN cũng như phụ lục giao dịch liên kết đối với trường hợp NNT có năm tài chính trùng với năm dương lịch là 31/3/2023.
Mức phạt khi chậm nộp phụ lục giao dịch liên kết năm 2023
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp Hồ sơ quốc gia theo hồ sơ khai thuế.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức phạt khi chậm nộp phụ lục giao dịch liên kết năm 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, một bên tham gia trực tiếp, hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
Trường hợp thứ hai, các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Các bên liên kết được quy định cụ thể như sau: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp, hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia.
Cơ quan thuế có các quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật sau:
+ Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp mẫu số 01 ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP
+ Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ hoặc không xuất trình thông tin hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại mẫu số 02, mẫu số 03 ban hành kèm theo nghị định 132/2020/NĐ-CP theo yêu cầu của cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định.
+ Người nộp thuế sử dụng cá thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết:
+ Người nộp thế có hành vi vi phạm cá quy định về xác định giá giao dịch liên kết.
Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.