Giá xăng dầu là một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Trong thời gian vừa qua, giá xăng lên xuống thất thường gây không ít hoang mang cho người dân. Song, nhiều doanh nghiệp lợi dụng thời điểm giá xăng tăng mà bán xăng kém chất lượng. Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Cá nhân, tổ chức kinh doanh xăng dầu có hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Mức phạt khi bán xăng kém chất lượng là bao nhiêu? Bán xăng dầu bằng can, thùng có bị phạt tiền không? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế và nhập khẩu xăng được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cách nhận biết xăng kém chất lượng
Một trong những lỗi phổ biến khi đổ phải xăng kém chất lượng chính là khả năng tăng tốc của xe không còn mượt mà. Nếu xe có hiện tượng trễ ga, rất có thể động cơ đang gặp phải một số vấn đề nên phản hồi chậm.
Việc trễ ga cũng là dấu hiệu nhận biết của xăng kém chất lượng trong buồng đốt. Chiếc xe sẽ mất vài giây để phản ứng với bàn đạp ga trước khi tăng tốc, hoặc nó sẽ không tăng tốc chút nào. Nếu người lái cố gắng đi nhanh, triệu chứng này sẽ càng rõ ràng.
Bên cạnh các vấn đề tăng tốc, xăng bẩn cũng có thể gây ra hiện tượng xe tự thay đổi tốc độ khi đang vận hành. Thậm chí nếu không đặt chân lên bàn đạp ga, người lái cũng có thể cảm nhận được tốc độ thay đổi mà không rõ lý do. Đây là dấu hiệu cho thấy xăng kém chất lượng tồn tại trong bình và xy-lanh.
Bộ lọc nhiên liệu có chức năng ngăn chặn bụi bẩn, mảnh vụn không xâm nhập vào bình xăng và trộn với nhiên liệu. Nhưng nhiên liệu bẩn có thể khiến bộ lọc bị hỏng, dẫn đến hiệu suất xe bị suy giảm. Người dùng nên kiểm tra xe định kỳ để đảm bảo hệ thống xăng luôn trong tình trạng tốt.
Một dấu hiệu nhận biết khác là xe tắt máy đột ngột khi đang chạy. Điều này có thể xảy ra khi xe đổ nhầm xăng bẩn, vì quá trình đốt trong sẽ không thể tạo ra công suất cần thiết để duy trì hoạt động của động cơ. Kết quả là xe chết máy đột ngột.
Ngoài ra, những xe có xăng bẩn thường khó khởi động. Nếu có quá nhiều nước hoặc các tạp chất trộn lẫn với xăng, động cơ của xe sẽ hoạt động không ổn định, thậm chí cháy nổ. Có nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng trên, nhưng xăng kém chất lượng cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Mức phạt khi bán xăng kém chất lượng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu, theo đó:
Điều 29. Vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế;
b) Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;
c) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã hết hiệu lực;
d) Sử dụng phụ gia không thông dụng và các chế phẩm để pha chế xăng dầu khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu;
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 1 Điều này.
Bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29 như sau:
Điều 29a. Vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện pha chế khí nhưng không nộp Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí theo quy định;
b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn của phụ gia được sử dụng để pha chế khí theo quy định.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc không có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định pháp luật, có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Pha chế khí tại địa điểm không phải nơi được ghi trong Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí đã gửi cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên thì tùy theo từng trường hợp mà mức phạt khi bán xăng kém chất lượng được quy định như sau:
(1) Phạt tiền tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế; Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.
(2) Phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đối một trong các hành hóa là đối tượng phải công bố hợp quy định quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(3) Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng và bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm tại quy định trên.
Bán xăng dầu bằng can, thùng có bị phạt tiền không?
Tại Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu như sauu:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.
Tại Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cho phép cá nhân được bán lẻ xăng dầu thông qua can, thùng…hành vi này có thể bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế và nhập khẩu xăng
Tại Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 1:2015/BKHCN về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế và nhập khẩu xăng gồm:
5.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế và nhập khẩu xăng không chì, xăng E5, xăng E10, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu điêzen B5, etanol nhiên liệu và nhiên liệu điêzen sinh học gốc phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng với nội dung không được trái với Quy chuẩn kỹ thuật này, đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này và tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
5.2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, pha chế xăng không chì, xăng E5, xăng E10, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu điêzen B5 phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu xăng không chì, xăng E5, xăng E10, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu điêzen B5 phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.3. Tổ chức, cá nhân phân phối và bán lẻ xăng không chì, xăng E5, xăng E10, nhiên liệu điêzen, nhiên liệu điêzen B5, etanol nhiên liệu và nhiên liệu điêzen sinh học gốc phải đảm bảo chất lượng phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.4. Tại các trạm hoặc cửa hàng kinh doanh nhiên liệu hoặc phương tiện phân phối, bán lẻ khác phải ghi rõ loại xăng và/hoặc nhiên liệu điêzen với các thông tin sau:
- Đối với xăng không chì: trị số octan và mức tiêu chuẩn nhiên liệu phù hợp với mức tiêu chuẩn khí thải;
- Đối với xăng sinh học: trị số octan, tỷ lệ etanol nhiên liệu được phối trộn và mức tiêu chuẩn nhiên liệu phù hợp với mức tiêu chuẩn khí thải;
- Đối với nhiên liệu điêzen: ký hiệu nhiên liệu điêzen, hàm lượng lưu huỳnh;
- Đối với nhiên liệu điêzen B5: ký hiệu nhiên liệu điêzen, ký hiệu B5 và hàm lượng lưu huỳnh.
Như vậy, khi tổ chức, cá nhân thực hiện quá trình sản xuất, pha chế và nhập khẩu xăng phải tuân theo các trách nhiệm nêu trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mức phạt khi bán xăng kém chất lượng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mẫu hợp đồng thỏa thuận trước hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì khi doanh nghiệp, tổ chức tự ý pha chế xăng dầu thì có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng và bị tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm tại quy định trên.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng giảm lượng xăng bán ra mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Giá xăng dầu sẽ được điều hành 03 lần mỗi tháng vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21. Tuy nhiên trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân thì Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.