Chào luật sư hiện nay quy định về hóa đơn bất hợp pháp như thế nào? Tôi nghe nói hiện nay hóa đơn được quy định cần có mã số và một số thông tin khác. Tôi đang tìm hiểu những quy định liên quan đến kinh tế, kế toán để thành lập công ty. Tôi mới đăng ký xong giấy đăng ký kinh doanh thì có rất nhiều số điện thoại lạ liên hệ nói họ có cung cấp hóa đơn và các dịch vụ hóa đơn đầu vào, đầu ra… Vậy những trường hợp này có phải là vi phạm pháp luật về hóa đơn không? Mức phạt hóa đơn bất hợp pháp hiện này là bao nhiêu theo quy định? Hóa đơn bất hợp pháp thì có bị hủy hay thu hồi gì hay không? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Mức phạt hóa đơn bất hợp pháp chúng tôi xin tư vấn đến bạn nội dung như sau:
Hóa đơn bất hợp pháp là gì?
Hiện nay hóa đơn bất hợp pháp được sử dụng cũng khá nhiều. Để ngăn chặn tình trạng này thì cần có cơ chế xử lý thích hợp. Trước hết chúng ta cần biết về khái niệm hóa đơn bất hợp pháp. Hóa đơn bất hợp pháp được hiểu là hóa đơn không có giá trị về mặt pháp lý. Để hiểu nhiều hơn về hóa đơn bất hợp pháp, mời bạn tham khảo nội dung được tư vấn bởi luật sư X gồm có các vấn đề sau:
Theo Điều 22, Thông tư số 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 31-3-2024:
Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).
Có những trường hợp nào được xem là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn?
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là hành vi không nên và được luật đặt ra quy định nghiêm cấm. Tuy nhiên trên thực tế có thể có một số lí do khách quan hay chủ quan dẫn đến việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp dẫn đến những hậu quả xấu gì? Hiện nay pháp luật quy định về một số trường hợp được xem là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn gồm có:
Căn cứ điều 23, thông tư 39/2014/TT-BTC thì hành vi mua hóa đơn khống về để sử dụng vào việc kê khai, hạch toán thì sẽ thuộc trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, cụ thể:
Điều 23: Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
- Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Mức phạt hóa đơn bất hợp pháp là bao nhiêu?
Hiện nay quy định về mức phạt hóa đơn bất hợp pháp được quan tâm. Bởi gần đây nếu bạn có theo dõi thông tin báo đài truyền thông thì có thể thấy rằng những quy định về hóa đơn bất hợp pháp được thông tin đến cho người dân một cách rộng rãi. Vậy mức phạt hóa đơn bất hợp pháp được quy định như thế nào? Những quy định về thẩm quyền xử phạt hóa đơn bất hợp pháp ra sao? Vấn đề này gồm:
Tùy theo mức độ vi phạm mà hành vi mua bán trái phép hóa đơn sẽ bị xử lý phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 203 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với các cá nhân, tổ chức phạm tội mua bán trái phép hóa đơn, thì:
Mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt hành chính
Việc mua hóa đơn là hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo Thông tư 10/2014/TT-BTC.
Ngoài ra, có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu.
- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ; hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng; hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: Vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên; hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế.
Mua bán hóa đơn sẽ bị xử lý hình sự
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi mua hóa đơn để tăng chi phí có thể bị xử lý về tội:
Tội trốn thuế (Điều 200)
Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên. Thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người thực hiện hành vi:
- In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự.
Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp hiện nay thế nào?
Hiện nay việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp được thực hiện là hành vi trái pháp luật. Vậy khi có hóa đơn bất hợp pháp thì cách xử lý hóa đơn này là như thế nào? Hóa đơn bất hợp pháp hiện nay có những dấu hiệu gì để nhận biết được? Hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan xuất hóa đơn chịu những trách nhiệm gì? Xuất hóa đơn không đúng đối tượng phải làm sao? Hướng giải quyết đối với hóa đơn bất hợp pháp hiện nay được hiểu như sau:
Nếu hóa đơn chưa kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Không kê khai thuế GTGT đầu vào, hạch toán thuế GTGT vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.
- Thuế TNDN: Hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.
Nếu hóa đơn đã kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc DN đã xin hoàn thuế, DN sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.
- Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh chi phí đã hạch toán sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp này, sẽ ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.
Lưu ý: Doanh nghiệp còn có rủi ro bị cơ quan thuế xử phạt về hành vi xuất khống hóa đơn đầu ra (do hóa đơn đầu vào không hợp pháp).
Trên đây là những thông tin về hành vi mua hóa đơn bất hợp pháp. Để tránh các rủi ro pháp lý các doanh nghiệp cần lựa chọn các dịch vụ hóa đơn uy tín, đáp ứng tính pháp lý theo chính sách nhà nước.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mức phạt hóa đơn bất hợp pháp là bao nhiêu? chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức phạt hóa đơn bất hợp pháp là bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Xuất hóa đơn không đúng đối tượng phải làm sao?
- Giải chấp sổ đỏ là gì theo quy định năm 2024?
Câu hỏi thường gặp
– Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
– Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
– Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng, theo quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTC. Cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:
– Phạt tiền lần 1 tính trên số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần đầu;
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần hai có một trình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền 2 lần số tiền trốn thuế đối với người vi phạm lần 2 mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần 3 và có một tình tiết giảm nhẹ;
– Phạt tiền 2,5 lần số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần thứ 2 có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 3 mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần số tiền trốn thuế, gian lận đối với người vi phạm lần thứ 2, có hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần 3 có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ 4 trở đi.
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền trốn thuế, gian lận thuế.
Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC về việc mua bán hóa đơn, chứng từ trái phép thu nộp ngân sách nhà nước, bao gồm các hành vi sau:
– Mua bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ hoặc không chính xác theo quy định;
– Mua bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
– Mua bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn hết giá trị sử dụng hoặc hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào, cấp cho khách hàng;
– Mua bán, sử dụng hóa đơn có chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
.