Xin chào Luật sư X. Tôi là Quỳnh Anh, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Chú tôi là người làm công ăn lương nên luôn đi làm sớm và tối muộn mới được về. Vì ở quê nên đèn đường không có, an ninh cũng không chặt chẽ như ở trên thành phố. Hôm qua, chú tôi đang trên đường về nhà thì gặp một thanh niên cầm dao ra chặn đường và đòi đánh, chém chú tôi. Trong lúc ấy, chú tôi rất hoảng mà muốn tìm đường thoát thân nhưng thanh niên đó quá khỏe. Sợ mình thiệt mạng nên chú tôi đã lấy đá ven đường đập vào đầu người kia nên người đó đã bị thiệt mạng, chú tôi không hề có ý định giết người. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Hành vi giết người trong trạng thái tự vệ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Mức phạt hành vi giết người trong trạng thái tự vệ thế nào?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Thế nào là giết người?
Giết người là hành vi tước đoạt quyền sống của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Vậy tội giết người bị xử lý như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Hiểu thế nào về phòng vệ chính đáng?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017:
“Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”
Nếu hành vi chống trả của người phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì đó là vượt quá phòng vệ chính đáng và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự và các hành vi tương ứng như: giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá phòng vệ chính đáng.
Cấu thành tội phạm giết người trong trạng thái tự vệ
Tội phạm giết người trong trạng thái tự vệ hay còn gọi là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có cấu thành tội phạm như sau:
Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người.
Khách quan: hành vi khách quan của tội phạm là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Đây là trường hợp nạn nhân chính là người có hành vi tấn công, xâm hại lợi ích hợp pháp và hành vi giết người là hành vi người phạm tội lựa chọn thực hiện để ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại. Trong trường hợp này, hành vi giết người để phòng vệ là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.
Chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
Đây là tội có cấu thành tội phạm vật chất nên bắt buộc phải có hậu quả chết người.
Về thực chất đây cũng là trường hợp giết người. Do đó các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cũng tương tự như tội giết người, nhưng ở tội này có thêm dấu hiệu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên nó có thêm những tình tiết sau:
- Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi đó là trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể.
- Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm nói trên của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc.
- Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt sinh mạng của nạn nhân khi có đủ cơ sở để thực hiện quyền phòng vệ. Việc người phạm tội có hành vi phòng vệ là cần thiết. Nhưng người phạm tội đã thực hiện quyền phòng vệ của mình rõ ràng là quá đáng, quá mức cần thiết nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công/xâm hại. Việc gây ra cái chết cho nạn nhân rõ ràng là vượt quá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.
Mức phạt hành vi giết người trong trạng thái tự vệ thế nào?
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
– Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 126 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội giết người trong trạng thái tự vệ.
– Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm áp dụng đối với trường hợp giết một người trong trạng thái tự vệ.
– Khung hình phạt phạt từ từ 02 năm đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp giết từ 02 người trở lên trong trạng thái tự vệ. Khi đó, nạn nhân là hai người trở lên đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức phạt hành vi giết người trong trạng thái tự vệ thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tội phạm giết người là một trong những tội đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội. Ngoài những quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 thì còn một số trường hợp khác pháp luật quy định đối với hành vi giết người nhưng không có mức tử hình, cụ thể là:
– Tội giết con mới đẻ
– Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
– Tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Tuy nhiên, để xác định được đúng mức phạt tù có thời hạn, tử hình hay những hình phạt khác thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Tội vô ý làm chết người được quy định như sau:
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.