Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trang, tôi hiện đang là sinh viên năm cuối của đại học Sư phạm Hà Nội. Sang giữa năm sau là tôi sẽ tốt nghiệp, tôi dự định trở thành giáo viên dạy cấp 3 ở một trường quê tôi. Từ đây tôi có một chút băn khoăn liên quan tới lương của giáo viên, không biết với những sinh viên vừa ra trường như tôi thì được hưởng mức lương theo quy định hiện hành như nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mức lương giáo viên cấp 3 mới ra trường là bao nhiêu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mức lương giáo viên cấp 3 mới ra trường là bao nhiêu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 38/2019/NĐ-CP
Bậc lương giáo viên cấp 3 được quy định như thế nào?
Bậc lương của giáo viên được xác định theo từng hạng. Trong đó, các điều kiện về chuyên môn, thâm niên, thành tích được căn cứ để xếp hạng giáo viên. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Về bậc lương giáo viên THPT:
Giáo viên trung học phổ thông hạng III.
Mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1.
Hệ số lương được căn cứ tương ứng với bằng cấp, các điều kiện cụ thể của hạng. Theo đó, giao động từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Trong đó, đối với giáo viên được xếp ở hạng III: Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Qua đó đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn giảng dạy. Cũng như có các kỹ năng sư phạm đảm bảo thực hiện công việc chuyên môn, truyền tải kiến thức hiệu quả.
Giáo viên trung học phổ thông hạng II.
Mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2.
Hệ số lương có sự dao động để xác định phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của các đối tượng khác nhau. Theo đó, giao động từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
Các điều kiện đối với giáo viên hạng II vẫn được quy định trong điều kiện là:
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.
Giáo viên trung học phổ thông hạng I.
Mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1.
Giáo viên hạng I hệ số lương cao nhất. Trên thực tế, các đối tượng này cũng có bằng cấp, trình độ và năng lực chuyên môn tốt hơn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm và các thành quả trong công tác giảng dạy để xác định hệ số lương tương ứng.
Theo đó giao động từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Điều kiện: Có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy.
Tất cả các hạng từ I, II đến III đều có sự giao động của hệ số lương. Qua đó xác định sự khác biệt thực tế trong hệ số lương của các chủ thể khác nhau. Cùng hạng giáo viên nhưng các giáo viên vẫn có thể nhận mức lương thực tế khác nhau.
Mức lương giáo viên cấp 3 mới ra trường là bao nhiêu?
Mức lương giáo viên dạy tại các trường công lập
Nếu ra trường, giáo viên trúng tuyển viên chức và công tác tại các trường công lập, mức lương của giáo viên được tính như lương các đối tượng viên chức khác.
Do không tăng lương cơ sở theo quy định tại Nghị quyết số 122 cũng như không thực hiện cải cách trong năm 2021 theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nên mức lương giáo viên hiện nay vẫn được áp dụng theo công thức:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Với giáo viên, tùy vào từng hạng chức danh nghề nghiệp, các đối tượng giáo viên khác nhau được áp dụng hệ số lương khác nhau. Riêng giáo viên mới ra trường, sau khi trúng tuyển sẽ được áp dụng mức lương khởi điểm ở bậc 01 của từng hạng tương ứng.
Theo đó, mức lương mới ra trường của giáo viên các cấp là:
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
STT | Giáo viên | Hệ số | Mức lương |
1 | Mầm non hạng II | 2,34 | 3,4866 |
2 | Mầm non hạng III | 2,1 | 3,129 |
3 | Mầm non hạng IV | 1,86 | 2,7714 |
4 | Tiểu học hạng II | 2,34 | 3,4866 |
5 | Tiểu học hạng III | 2,1 | 3,129 |
6 | Tiểu học hạng IV | 1,86 | 2,7714 |
7 | THCS hạng I | 4,0 | 5,96 |
8 | THCS hạng II | 2,34 | 3,4866 |
9 | THCS hạng III | 2,1 | 3,129 |
10 | THPT hạng I | 4,4 | 6,556 |
11 | THPT hạng II | 4,0 | 5,96 |
12 | THPT hạng III | 2,34 | 3,4866 |
13 | Giảng viên cao cấp hạng I | 6,2 | 9,238 |
14 | Giảng viên chính hạng II | 4,4 | 6,556 |
15 | Giảng viên hạng III, Trợ giảng hạng III | 2,34 | 3,4866 |
Mức lương giáo viên dạy tại các trường dân lập
Trường hợp sau khi tốt nghiệp, giáo viên làm việc tại các trường dân lập, tư thục theo chế độ hợp đồng lao động, thì mức lương của giáo viên phụ thuộc vào thỏa thuận với người đại diện trường.
Tuy nhiên, phải đáp ứng yêu cầu không thấp hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP (do giáo viên là ngành, nghề đã qua đào tạo).
Như vậy, mức lương của giáo viên mới trường công tác tại các trường dân lập, tư thục tối thiểu như sau:
Địa bàn giảng dạy | Mức lương tối thiểu |
Vùng I | 4.729.400 đồng |
Vùng II | 4.194.400 đồng |
Vùng III | 3.670.100 đồng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng |
Giáo viên nghỉ hè có thể được hưởng phụ cấp trách nhiệm không?
Căn cứ khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:
“3. Phụ cấp trách nhiệm công việc
a) Nhà giáo, CBQLGD thuộc đối tượng áp dụng tại khoản 1 mục I của Thông tư này công tác tại các trường chuyên biệt được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu chung và không hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Cách tính
Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng trong 1 tháng = Mức lương tối thiểu chung x 0,3.
c) Phương thức chi trả
– Phụ cấp trách nhiệm công việc được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng;
– Khoản phụ cấp này được hạch toán vào mục 102 tiểu mục 03 của chương, loại, khoản tương ứng theo mục lục ngân sách nhà nước.”
Đồng thời khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-Thời BGDĐT bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:
“3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
Như vậy, theo quy định trên, thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm thì được hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có. Do đó trong thời gian nghỉ hè, bạn vẫn được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức lương giáo viên cấp 3 mới ra trường là bao nhiêu?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: trích lục quyết định ly hôn như thế nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sưx X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Quy định biệt phái giáo viên như thế nào?
- Chế độ nghỉ không hưởng lương của giáo viên quy định thế nào?
- Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học căn cứ vào đâu?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGĐT bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định:
“Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm.
a)Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)”.
Theo đó, quy định thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là giáo viên tiểu học nên hàng năm bạn được nghỉ hè 2 tháng. Thời gian nghỉ hè này của bạn được thay cho thời gian nghỉ phép hằng năm của người lao động. Trong thời gian này, bạn được trả nguyên lương, và được hưởng phụ cấp (nếu có).
Giáo viên nghỉ việc riêng, nghỉ không lương cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động. Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó giáo viên nghỉ việc riêng thì sẽ không được hưởng nguyên lương.
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”