Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Lan Anh, vừa rồi tôi có sinh cháu, trước đó tôi dự tính sẽ về quê ở Hải Phòng sinh để có thể được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến. Tuy nhiên do sinh sớm hơn 3 ngày nên tôi đã sinh cháu ở Quảng Ninh. Tôi băn khoăn không biết liệu tôi sẽ được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào khi tôi sinh con khác tỉnh như vậy. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con khác tỉnh theo quy định như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con khác tỉnh theo quy định?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 định nghĩa như sau:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con khác tỉnh theo quy định?
Trường hợp sinh con khác tỉnh (khám chữa bệnh trái tuyến) mức hưởng của người tham gia sẽ tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh là cơ sở khám chữa bệnh tuyến gì mà mức hưởng sẽ khác nhau.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014; người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như mức hưởng của khám chữa bệnh đúng tuyến theo tỷ lệ sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (trước đây là 60%);
Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
VD: Chị A đang là lao động của công ty tại Bình Dương và được công ty tham gia bảo hiểm y tế. Nay chị A muốn về quê sinh con để có người thân chăm sóc. Vậy Chị A sinh con ở tỉnh khác thì giải quyết như sau:
Chị A tham gia bảo hiểm y tế theo công ty tại Bình Dương – tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng người lao động và người sử dụng lao động đóng. Vì vậy, Chị A được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Trường hợp về quê sinh con, tức là khám chữa bệnh trái tuyến, chị A được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mức cụ thể như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 32% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 80% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
VD: Chị B thuộc hộ gia đình cận nghèo hiện đang ở tỉnh Vĩnh Long nhưng khi có thai chị có mong muốn về quê chồng sinh con tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp vậy lúc này mức hưởng của chị B sẽ được xác định như sau:
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 chị B thuộc đối tượng được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Khi chị về quê sinh con được xác định là khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, mức hưởng khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hiện nay không giảm, chị B vẫn được giữ nguyên mức hưởng là 95% chi phí điều trị nội trú.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:
Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.
Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.
Mức giảm chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng như sau:
Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến
Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến.
Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là:
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng CAND.
+ Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%. + Trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp xã.
Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là:
+ Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
+ Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng khác.
Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến
Người tham gia BHYT sẽ được miễn giảm:
40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020;
100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con khác tỉnh theo quy định?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Làm bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu?
- Khám ngoại trú có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Câu hỏi thường gặp
Sinh con ở tỉnh khác có thể hiểu là việc người tham gia bảo hiểm y tế đến tỉnh khác với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để sinh con.
Việc sinh con ở tỉnh khác vẫn có thể được hưởng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên mức hưởng có thể khác nhau tùy vào tuyến bệnh viện mà người tham gia bảo hiểm y tế đến sinh con.
Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:
– Với học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trường mà mình đang theo học. Khi tham gia BHYT, sinh viên, học sinh cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục tham gia BHYT.
– Với hộ gia đình Hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn. Khi đăng ký tham gia, đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu (mẫu tờ khai sẽ có tại các cơ sở đăng ký BHYT).
+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu.
+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu.
+ Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những người đã có thẻ BHYT (Nếu có).
– Với các cá nhân khác, những đối tượng việc: Những đối tượng việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.
Hiện nay, thẻ BHYT được cấp cho người dân không còn ghi thời hạn sử dụng mà chỉ thể hiện thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng của thẻ. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn của thẻ BHYT được xác định như sau:
Đối với trẻ em dưới 06 tuổi:
+ Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
+ Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.