Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Hộ kinh doanh được thành lập do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình, thực hiện một số hoạt động kinh doanh đã đăng ký theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Mặc dù không phải là doanh nghiệp nhưng tương tự như doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng phải nộp các khoản thuế mà pháp luật quy định; một trong những phương pháp nộp thuế được các hộ kinh doanh áp dụng nhiều hiện nay đó là phương pháp khoán. Vậy xác định mức thuế mà hộ kinh doanh phải đóng khi nộp thuế bằng phương pháp khoán như thế nào? Mức đồng thuế khoán hộ kinh doanh được pháp luật quy định ra sao? Căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mức thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh khi nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC: “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh”.
Theo đó thì thuế khoán sẽ áp dụng đối với những hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Mức đồng thuế khoán hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
Phương pháp khoán là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định.
Căn cứ theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh được xác định như sau:
– Mức thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế, cụ thể:
– Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
– Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
– Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
– Hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ được xác định mức thuế để nộp theo phương pháp khoán thuế.
Căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC, căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
Về căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ kinh doanh
– Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
- Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
- Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
- Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Về xác định doanh thu và mức thuế khoán
– Xác định doanh thu và mức thuế khoán
- Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.
- Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
- Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
– Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán
- Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi.
Thời hạn nộp hồ sơ thuế khoán theo quy định hiện nay
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán như sau:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
– Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
Lưu ý: Trong trường hợp hộ kinh doanh không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Liên hệ
Vấn đề “Mức đồng thuế khoán hộ kinh doanh” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về nộp đơn ly hôn đơn phương vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn thành lập hộ kinh doanh cá thể năm 2023
- Trường hợp được miễn giảm thuế khoán cho hộ kinh doanh 2023?
- Các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh phải nộp QĐ mới 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2021/TT-BTC, việc xác định số thuế khoán mà hộ kinh doanh phải nộp theo công thức sau:
– Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
– Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì theo đó có thể thấy rằng trong trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán.