Đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay là vấn đề quan trọng khi người lao động nước ngoài ngày càng phổ biến. Có thể nói, thẻ bảo hiểm y tế là một loại giấy tờ không thể thiếu; là căn cứ để người nước ngoài nói riêng và mọi người nói chung hưởng các quyền lợi của mình. Vậy người nước ngoài có được tham gia bảo hiểm y tế không? Pháp luật quy định về mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm y tế là gì?
Trước khi tìm hiểu về mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu xem: Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, bảo hiểm y tế (BHYT) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần; hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Người nước ngoài có được tham gia BHYT không?
Luật bảo hiểm y tế hiện hành quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Có thể thấy được, pháp luật không phân biệt giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài. Người nước ngoài hoàn toàn có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.
Tuy nhiên để tham gia BHYT, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Lao động nước ngoài có hợp đồng lao động không xác định thời hạn; và từ 3 tháng trở lên.
- Người nước ngoài du học, học tập tại Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam cấp học bổng.
Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc cho người nước ngoài
Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức… đều phải tham gia bảo hiểm y tế.
Trên cơ sở đó, Quyết định này quy định:
Tổng mức đóng BHYT hàng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương tháng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, có thể xác định mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu
1. Người làm việc trong điều kiện bình thường
Vùng | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | Mức đóng BHYT của người nước ngoài |
Vùng I | 4.420.000 đồng/tháng | 66.300 đồng/tháng |
Vùng II | 3.920.000 đồng/tháng | 58.800 đồng/tháng |
Vùng III | 3.430.000 đồng/tháng | 51.450 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.070.000 đồng/tháng | 46.050 đồng/tháng |
2. Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | Mức đóng BHYT của người nước ngoài |
Vùng I | 4.729.400 đồng/tháng | 70.941 đồng/tháng |
Vùng II | 4.194.400 đồng/tháng | 62.916 đồng/tháng |
Vùng III | 3.670.100 đồng/tháng | 55.051 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng/tháng | 49.273 đồng/tháng |
3. Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | Mức đóng BHYT của người nước ngoài |
Vùng I | 4.641.000 đồng/tháng | 69.615 đồng/tháng |
Vùng II | 4.116.000 đồng/tháng | 61.740 đồng/tháng |
Vùng III | 3.601.500 đồng/tháng | 54.022 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.223.500 đồng/tháng | 48.352 đồng/tháng |
4. Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Vùng | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | Mức đóng BHYT của người nước ngoài |
Vùng I | 4.729.400 đồng/tháng | 70.941 đồng/tháng |
Vùng II | 4.194.400 đồng/tháng | 62.916 đồng/tháng |
Vùng III | 3.670.100 đồng/tháng | 55.051 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng/tháng | 49.273 đồng/tháng |
Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa
Pháp luật quy định về mức đóng bảo hiểm y tế tối đa cho người nước ngoài như sau:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Mức lương cơ sở | Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc | Mức đóng BHYT của người nước ngoài |
1.490.000 đồng/tháng | 29.800.000 đồng/tháng | 447.000 đồng/tháng |
Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện cho người nước ngoài
Người nước ngoài muốn tham gia BHYT tự nguyện thì hình thức duy nhất là đóng BHYT theo hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc, người nước ngoài phải có tên trong sổ hộ khẩu; hoặc sổ tạm trú cùng các thành viên khác ở Việt Nam.
Pháp luật quy định mức đóng mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình được xác định như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Có thể bạn thích:
- Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID được quy định như thế nào?
- Có nên cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Câu hỏi thường gặp
Nếu người nước ngoài đã đóng bảo hiểm y tế mà khám chữa bệnh đúng tuyến tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh theo quy định. Mức hưởng BHYT cho người nước ngoài là 80% chi phí khám chữa bệnh.
Các trường hợp sau người nước ngoài sẽ được đổi thẻ BHYT:
1. Rách, nát hoặc hỏng.
2. Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
3. Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Câu trả lời là không. Nếu người nước ngoài mượn thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh. Hành vi này sẽ bị xử lý khi các nhân viên y tế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Đây là hành vi trái pháp luật nên người người nước ngoài không được thực hiện dưới mọi hình thức.
Đối với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến, mức hưởng BHYT cho người nước ngoài đã đóng bảo hiểm y tế như sau:
1. 40% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc trung ương.
2. 60% chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh.
3. 100% chi phí khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc huyện.