Dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề đến đời sống xã hội, nền kinh tế. Người lao động trong độ tuổi lao động thất nghiệp tăng khi chưa thể kiểm soát dịch Covid-19.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê vào Quý III số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 9 tháng năm 2021 là hơn 1,3 triệu người, tăng 126,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,99%, tăng 0,35 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,02%, cao hơn 1,64 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.
Trước thực trạng trên, Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những nguồn hỗ trợ đắc lực giúp nhiều người lao động vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện tại, khi chưa kiếm được công việc phù hợp, giúp bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm việc làm mới.
Khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022 là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Cùng Luật sư X tìm hiểu mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 cho người lao động được thực hiện theo quy định của Luật việc làm năm 2013 và các văn bản khác.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN
Theo Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành ngày 24/9/2021 Chính phủ để hỗ trợ người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Theo đó thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động quy định tại Điều 43, Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) như sau:
“b) Mức giảm đóng
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Thời gian thực hiện giảm đóng là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Như vậy, mức đóng vào quỹ BHTN năm 2022 của người sử dụng lao động như sau:
Tỷ lệ đóng BHTN | Thời gian | Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên | Tổ chức, cơ quan, đơn vị khác |
Tính trên tiền lương tháng đóng BHXH | Từ 01/10/2021- 30/9/2022 | 1% | 0% |
Tính trên tiền lương tháng đóng BHXH | Từ 01/10/2022 trở đi | 1% | 1% |
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm quy định mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng 1% quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN. Cụ thể cách tính như sau:
Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN
Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58, Luật Việc làm).
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa và tối thiểu
Theo quy định tại Điều 58, Luật Việc làm 2013, mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Người lao động theo chế độ tiền lương mà Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở là 1,49 triệu/đồng/tháng. Dự kiến mức lương cơ sở không tăng trong năm 2022.
- Người lao động theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định: Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 lần lương tối thiểu vùng.
Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022
Mức đóng BHTN tối thiểu của người lao động năm 2022 là 1% tính trên quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN. Do đó, mức đóng BHTN tối thiểu của người lao động có chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định là 1% mức lương tối thiểu vùng. Dự kiến theo tình hình dịch bệnh và những khó khăn về kinh tế hiện nay dự kiến lương tối thiểu vùng 2022 sẽ giữ nguyên so với năm 2021 và mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, Chính phủ quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Chính sách hỗ trợ này nhằm mục đích:
- Thể hiện được sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
- Góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
- Phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho người lao động và người sử dụng lao động.
Việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng, chia sẻ và công bằng đối với người lao động và người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời việc thực hiện chính sách đặt trong cân đối tổng thể chung các nguồn lực của Nhà nước, các quỹ, các nguồn hỗ trợ khác. Có tính tới sự khác biệt và ưu tiên một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Việc thực hiện hỗ trợ đối với người lao động, người sử dụng lao động phải đơn giản, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả và không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, công ty tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm 2013, lao động nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm 2013. Do vậy; lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.
Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Căn cứ Điều 43, Luật Việc làm 2013, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp là trách nhiệm của cả người lao động và người sử dụng lao động:
(1) Người lao động: Đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định và có đóng BHXH.
(2) Người sử dụng lao động bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.