Thuyên chuyển công tác là cụm từ thường nghe thấy khi tham gia làm việc tại các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh. Việc thuyên chuyển công tác có thể hiểu là việc chuyển dịch nhân viên từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc từ vị trí này sang vị trí khác. Nhiều trường hợp việc thuyên chuyển công tác đưa người lao động vào một công việc mới mẻ hoàn toàn và tạo ra hiều thách thức mới. Chính vì vậy nhiều người khá ngại việc thuyên chuyển công tác. Nhưng nếu bạn hiểu được mục đích thực sự của việc này thì nó sẽ giúp cho bạn có được nhiều sự thăng tiến trong công việc. Vậy thuyên chuyển công tác được hiểu như thế nào? Mục đích của thuyên chuyển là gì? Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Thuyên chuyển công tác là gì?
Thuyên chuyển nhân viên là một quá trình chuyển đổi theo chiều ngang của một nhân viên, trong đó có sự thay đổi trong công việc, mà không có bất kỳ sửa đổi nào trong chế độ đãi ngộ và sửa đổi trách nhiệm. Đó là một hình thức di chuyển nội bộ, trong đó nhân viên được chuyển từ công việc này sang công việc khác thường là ở một địa điểm hoặc bộ phận khác.
Mục đích của thuyên chuyển là gì?
Mỗi doanh nghiệp có một lí do riêng trong việc thuyên chuyển công tác của nhân viên và nó cũng khác nhau giữa cá nhân này với cá nhân khác. Những lý do thuyên chuyển công tác của nhân viên được đề cập sau đây:
· Một số vị trí đòi hỏi kỹ năng đặc biệt, năng lực và chuyên môn của các nhân viên được thuyên chuyển.
· Một bộ phận thiếu nhân viên trong khi bộ phận khác lại thừa nhân viên. Vì vậy, nhân viên được chuyển công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác.
· Có sự xung đột giữa cấp trên và cấp dưới hoặc giữa hai nhân viên với nhau.
· Nhân viên cũng sẽ được chuyển công tác nhằm phá vỡ sự đơn điệu của công việc, vì năng suất của nhân viên sẽ giảm sụt nếu làm đi làm lại cùng một công việc.
· Nhân viên có mong muốn được chuyển công tác bởi hoàn cảnh gia đình, muốn chuyển về nơi ở mới.
Dù là vì lí do nào thì việc thuyên chuyển công tác của người lao động cần sự phê duyệt, đồng ý của cấp trên.
Quy định về thuyên chuyển công tác của người lao động
Công ty, doanh nghiệp có thể thuyên chuyển công tác của người lao động (Người lao động sẽ làm một công việc khác với hợp đồng lao động) trong các trường hợp sau:
· Người sử dụng lao động được quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động khi công ty, doanh nghiệp gặp khó khăn không lường trước được như thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện – nước, khắc phục sự cố lao động. Tuy nhiên, tổng cộng thời gian thuyên chuyển công tác này không vượt quá 60 ngày/ năm, trừ khi được người lao động đồng ý.
· Khi thuyên chuyển công tác, doanh nghiệp cần báo cho người được thuyên chuyển biết trước ít nhất 3 ngày làm việc, kèm theo thời hạn rõ ràng và sắp xếp vị trí mới phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
· Người được thuyên chuyển sẽ được trả lương theo vị trí mới. Nếu tiền lương ở vị trí mới thấp hơn mức lương ở vị trí cũ thì người lao động sẽ được nhận mức lương cũ trong thời gian 30 ngày làm việc. Đồng thời mức lương mới ít nhất phải bằng 85% mức lương ở vị trí cũ nhưng không thấp hơn mức tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp thời gian chuyển công tác ở vị trí mới vượt quá 60 ngày nhưng người lao động không đồng ý thì hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và người lao động phải nộp đơn xin nghỉ việc theo quy định. Khi đó, người lao động sẽ không phải bồi thường bất cứ chi phí nào cho doanh nghiệp mà ngược lại sẽ được nhận các khoản trợ cấp nghỉ việc và các khoản tiền khác (nếu có) từ doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của hình thức thuyên chuyển công tác là gì?
- Ưu điểm của thuyên chuyển công tác
Giúp bạn có thêm cơ hội để thăng tiến, thuyên chuyển nhiều loại công việc cũng sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, vững vàng hơn trong ngành. Đồng thời, tạo dựng nhiều mối quan hệ mới giúp ích cho mình và loại bỏ yếu tố nhàm chán khi làm một công việc trong thời gian dài.
- Nhược điểm của thuyên chuyển công tác
Bạn sẽ gặp một vài khó khăn khi chuyển sang công việc mới, mất nhiều thời gian và công sức để thích nghi với một môi trường mới mẻ. Đây có thể sẽ là một thách thức vì nếu cá nhân không thích ứng được với công việc mới sẽ dễ dẫn tới nguy cơ bỏ việc.
Tóm lại trong công việc, thuyên chuyển công tác là chuyện diễn ra thường xuyên. Vì thế bạn hãy tự tin, bản lĩnh, chấp nhận thách thức,…để hoàn thành tốt công việc cũng như biết nắm bắt cho mình cơ hội tốt.
Hồ sơ xin thuyên chuyển công tác
Khi có nhu cầu thuyên chuyển công tác, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau đây:
· Đơn xin chuyển công tác
· Văn bản quyết định chuyển công tác của đơn vị người lao động đang làm việc
· Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của chính quyền địa phương
· Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới
· Bản tự kiểm điểm cá nhân có ý kiến nhận xét của người quản lý
· Bản sao bằng cấp, chứng chỉ
· Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân
· Bản sao bảng lương có xác nhận
Mời bạn xem thêm
- 16 tuổi có được làm thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa không?
- Thành lập chi nhánh công ty cổ phần như thế nào?
- Thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng mới năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mục đích của thuyên chuyển là gì?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ sang tên sổ đỏ nhanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thuyên chuyển công tác là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định cho công chức, viên chức chuyển từ cơ quan, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác. Hiện nay việc thuyên chuyển viên chức giáo viên trong khối các trường Trung học phổ thông thuộc thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo; thuyên chuyển trong khối các trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non thuộc thẩm quyền của UBND các huyện, thành, thị. Vì vậy, khi bạn có yêu cầu thuyên chuyển công tác đến đơn vị nào thì liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của đơn vị đó để được giải đáp các quy định về điều kiện thuyên chuyển, tiếp nhận giáo viên của từng đơn vị.
(1) Người viết đơn chuyển công tác sẽ cần xác định chính xác mình đang làm việc, đang công tác ở địa chỉ nào, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để có lời kính gửi tới người, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
(2) Nơi sinh: Ghi rõ địa chỉ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(3) Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác về địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
(4) Nơi ở hiện nay: Ghi rõ địa chỉ xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(5) Mục này người khai ghi rõ:
– Chuyên ngành đào tạo
– Kết quả đào tạo;
– Hệ đào tạo;
(6) Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang thực hiện công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).
(7) Ghi rõ chức vụ, công việc đang được đảm nhiệm
(8) Người lao động sẽ ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.
(9) Ghi chi tiết và hợp lý về hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn thực hiện chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ để quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
(10) Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn thực hiện chuyển đến.
(11) Thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Thuyên chuyển công tác là sự thay đổi về địa điểm, vị trí hay loại công việc mà bạn đang làm. Thông thường thuyên chuyển công tác là việc ngoài ý muốn, người bị thuyên chuyển công tác thường ở trong tình huống bị động. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, thuyên chuyển công tác không phải lúc nào cũng là tiêu cực, đôi khi điều đó sẽ mở ra cho bạn một cánh cổng mới, một cơ hội để chứng minh bản thân.