Chào luật sư tôi có làm việc cho một công ty gia đình. Thời gian làm việc của tôi cũng đã hơn 03 năm. Tuy nhiên tôi không được ký kết hợp đồng lao động hay tham gia bảo hiểm xã hội. Dạo gần đây do sự tác động của khủng hoảng nền kinh tế nên công ty tôi làm ăn liên tục thua lỗ, phải đi vay vốn ngân hàng. Để giảm bớt sức ép cho công ty, sếp tôi đã kêu nhân viên vào họp để quyết định chiến lược, định hướng tiếp theo cho công ty. Tôi cũng có ý định nghỉ việc, trước hết là tốt cho bản thân để tìm cơ hội mới, tiếp đến chính là giúp công ty tháo gỡ khó khăn khi có quá nhiều nhân viên. Hiện nay mà Mức đền bù khi công ty giảm biên chế như thế nào? Công ty giảm biên chế thì có được xin nghỉ việc mà không cần báo trước không? Những quy định liên quan đến việc giảm biên chế của công ty hiện nay ra sao? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Mức đến bù khi công ty giảm biện chế chúng tôi xin được tư vấn đến bạn như sau:
Công ty có buộc phải bồi thường khi cắt giảm nhân sự không?
Hiện nay quy định về việc bồi thường khi cắt giảm nhân sự ra sao? Hiện nay một số công ty đang tiến hàng cắt giảm nhân sự. Do tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn nên họ phải giảm bớt nhân sự để tổng hòa được những chi phí vượt qua giai đoạn này. Vậy đối với những người bị cắt giảm biên chế thì họ có được đền bù hay hỗ trợ một phần nào hay không? Hiện nay công ty có bắt buộc phài bồi thường cho những nhân sự bị cắt giảm không? Quy định về vấn đề này hiện nay như sau:
Có rất nhiều lý do khác nhau đưa doanh nghiệp đến quyết định cắt giảm nhân sự, từ đó chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, nếu cắt giảm nhân sự không đúng quy định, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường cho người lao động.
Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường cho người đó.
Tùy vào việc người lao động có đồng ý trở lại làm việc hay không mà khoản bồi thường khi cắt giảm nhân sự trái luật sẽ là khác nhau:
– Trường hợp người lao động đồng ý trở lại làm việc:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Được trả trợ cấp thôi việc.
Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và được người đó đồng ý:
Người lao động được bồi thường như sau:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Được trả trợ cấp thôi việc.
- Bồi thường ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cắt giảm nhân sự đúng luật thì chỉ có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ quyền lợi theo quy định của pháp luật cho người lao động như thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết cùng các khoản tiền khác mà các bên đã thỏa thuận.
Mức đền bù khi công ty giảm biên chế như thế nào?
Hiện nay một số công ty khi cắt giảm biên chế thì họ có đền bù cho nhân viên. Vậy căn cứ nào để xác định được mức đền bù cho những người lao động bị cắt giảm biên chế và những quy định có liên quan cần biết như thế nào? Luật có quy định mức đền bù khi công ty giảm biên chế không hay mỗi công ty sẽ tự cân đối và tính toán mức đền bù riêng phù hợp cho người lao động? Tư vấn của chúng tôi về mức đền bù khi công ty giảm biên chế hiện nay như sau:
Dù cắt giảm nhân sự đúng luật hay trái luật thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, doanh nghiệp đều có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động như sau:
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, người lao động bị cắt giảm sẽ được trả đủ các khoản tiền lương, các khoản trợ cấp, tiền bồi thường,… trong thời hạn 14 ngày làm việc.
Thời hạn này có thể được kéo dài hơn 14 ngày làm việc nhưng cũng không được vượt quá 30 ngày nếu doanh nghiệp thuộc một trong 04 trường hợp sau:
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
– Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc gặp lý do kinh tế.
– Doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
– Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Không bồi thường khi cắt giảm nhân sự thì công ty có bị phạt không?
Hiện nay luật lao động đã ban hành nhiều nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động. Nếu những nội dung đó là bắt buộc thì các chủ thể cần tuân theo. Để đảm bảo quy định công bằng và mọi người đều tuân theo thì luật đã quy định về những mức xử phạt trong lĩnh vực lao động. Vậy đối với hành vi không bồi thường khi cắt giảm nhân sự thì công ty có bị phạt không? Nếu có thì mức phạt cụ thể được quy định thế nào? Quy đinh về vấn đề này là:
Việc thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trường hợp không chịu thanh toán tiền bồi thường cho người lao động bị cắt giảm lao động, người sử dụng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Mức phạt đặt ra đối với người sử dụng lao động vi phạm được xác định dựa trên số lượng người lao động bị cắt giảm nhân sự mà không được bồi thường. Cụ thể:
– Vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt 01 – 02 triệu đồng.
– Vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt 02 – 05 triệu đồng.
– Vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt 05 – 10 triệu đồng.
– Vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt 10 – 15 triệu đồng.
– Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt 15 – 20 triệu đồng.
Đồng thời, người sử dụng lao động còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi cho người lao động cộng với một khoản tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự khi thu hẹp sản xuất hay không?
Hiện nay để đối phó với khó khăn và tháo gỡ những trở ngại về tiềm lực kinh tế, nhiều công ty có xu hướng thu hẹp sản xuất để tiết kiệm chi phí, cố gắng chèo lái đưa công ty/doanh nghiệp của mình được ổn định và phát triển. Chính vì vậy mà họ phải nói lời tạm biệt với một số nhân viên. Quy định về doanh nghiệp cắt giảm nhân sự khi thu hẹp sản xuất hiện nay được quan tâm rất nhiều. Chi tiết hơn về những trách nhiệm công ty khi thu hẹp sản xuất đối với người lao động bị cắt giảm nhân sự có thể được hiểu như sau:
Tại điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
…
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
…
Theo đó khi thu hẹp sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc thì có quyền cắt giảm nhân sự.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức đền bù khi công ty giảm biên chế như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo viết đơn tranh chấp đất đai… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
Tùy vào việc người lao động có đồng ý trở lại làm việc hay không mà khoản bồi thường khi cắt giảm nhân sự trái luật sẽ là khác nhau:
Trường hợp người lao động đồng ý trở lại làm việc sẽ được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc: Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; Được trả trợ cấp thôi việc.
Trường hợp doanh nghiệp không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và được người đó đồng ý, người lao động được bồi thường như sau: Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.