Trên thực tế có rất nhiều nam, nữ có con ngoài giá thú và không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Chính vì vậy, họ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú của mình theo quy định pháp luật. Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú là vấn đề cả người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người có quyền yêu cầu cấp dưỡng quan tâm. Vậy, mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú là bao nhiêu theo quy định năm 2023? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Con ngoài giá thú có được nhận cấp dưỡng không?
Con ngoài giá thú thường không được cha, mẹ ruột trực tiếp nuôi dưỡng, chính vì vậy những cha, mẹ không trước tiếp nuôi dưỡng sẽ phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào con ngoài giá thú sẽ được nhận cấp dưỡng. Việc cấp dưỡng cho ngoài giá thú phải được thực hiện theo quy định pháp luật.
Để xác định con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không thì cần xem xét và chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Bởi cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ con khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
– Là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
– Cha mẹ và con không sống chung với nhau hoặc sống chung nhưng cha mẹ vi phạm nghĩa vụ với con.
Theo quy định pháp luật thì nghĩa vụ cấp dưỡng không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong thời kỳ hôn nhân, con của cha mẹ đã đăng ký kết hôn hợp pháp… Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi cấp dưỡng cho con ngoài giá thú là phải có mối quan hệ cha mẹ con. Do đó, nếu không chứng minh được có mối quan hệ cha mẹ con thì con ngoài giá thú có thể không được công nhận là con của nam, nữ.
Như vậy, con ngoài giá thú có quyền yêu cầu cấp dưỡng nếu chứng minh được đó là con của người cấp dưỡng và đáp ứng các điều kiện được cấp dưỡng nêu trên.
Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú hiện nay là bao nhiêu?
Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú là vấn đề mà cả người có trách nhiệm cấp dưỡng và người có quyền yêu cầu cấp dưỡng rất quan tâm. Pháp luật có quy định về mức cấp dưỡng đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy, mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú hiện nay là bao nhiêu? Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, thiện nay không có mức cấp dưỡng cụ thể cho con ngoài giá thú. Việc cấp dưỡng bao nhiêu sẽ căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên, thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Có ủy quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng có được không?
Vì nhiều lí do cá nhân nên có thể cha, mẹ có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không thể trực tiếp khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng lên Tòa án. Do đó mà họ có nhu cầu ủy quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho người khác thực hiện thay mình. Tuy nhiên, việc Toà án có chấp nhận ủy quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng không phải phụ thuộc vào quy định pháp luật. Để biết có được ủy quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng hay không, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Luật tố tụng dân sự 2015 thì những chủ thể sau đây có quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con như sau:
“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố Tụng dân sự 2015 quy định về ủy quyền như sau:
“Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”
Hiện nay nhiều quan điểm cho rằng vụ việc hôn nhân gia đình liên quan đến nhân thân nên không được ủy quyền. Tuy nhiên cũng có những quan điểm cho rằng có thể ủy quyền khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mức cấp dưỡng nuôi con ngoài giá thú là bao nhiêu năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên căn cước công dân Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Khôgn những bị xử phạt về hành chính mà việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017: Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì:
– Phạt cảnh cáo,
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Sau khi đã xác định con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng, nếu yêu cầu mà cha hoặc mẹ không thực hiện việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì hoàn toàn có quyền yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng.
Theo đó, thủ tục yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng thực hiện theo Luật Thi hành án dân sự như sau:
Hồ sơ chuẩn bị
– Đơn yêu cầu thi hành án.
– Quyết định về việc cấp dưỡng con ngoài giá thú.
Người yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp quy bưu điện đến cơ quan thi hành án.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014).
Thời gian giải quyết
– Trong 05 ngày làm việc: Cơ quan thi hành án sẽ kiểm tra nội dung yêu cầu, tài liệu kèm theo và thông báo cho người yêu cầu việc từ chối yêu cầu hoặc ra quyết định thi hành án.
– Hết 10 ngày tự nguyện thi hành án mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành án.