Mua xe trả góp là một lựa chọn của khá nhiều người hiện nay, tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn băn khoăn về giầy tờ thủ tục mua xe trả góp. Nhiều trường hợp một số người có nhu cầu mua xe trả góp nhưng lại chưa kịp thi bằng lái, với mong muốn mua xe trước rồi sẽ đi thi bằng lái xe sau. Lúc này, nhiều người sẽ có băn khoăn về việc mua xe trả góp có cần bằng lái không? Mua xe trả góp sẽ có nhiều giấy tờ và thủ tục rắc rối hơn mua xe bình thường, vì vậy mà nhiều người sẽ quan tâm đến việc cần phải có bằng lái xe mới được mua xe trả góp. Do đó, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Thông tư 15/2014/TT-BCA
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017
Mua xe trả góp là gì?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mua xe trả góp tuy nhiên, đây chính là hình thức mua trả chậm, trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác”
Theo quy định này, mua trả góp xe có thể hiểu là hình thức các bên thỏa thuận, bên mua được nhận xe trả góp và được phép trả dần số tiền trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên bán vẫn có quyền sở hữu đối với chiếc xe cho đến khi bên mua trả đủ tiền.
Tuy nhiên, nếu như hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.
Khoản 2 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, việc mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Do đó, nếu muốn mua xe trả góp, các bên phải lập hợp đồng trả góp bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng trả góp phải đề cập đến những nội dung sau trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
– Bên mua có quyền sử dụng chiếc xe trả góp.
– Bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng chiếc xe trả góp.
Như vậy, mặc dù không có quy định cụ thể về việc mua xe trả góp nhưng đây được xem là một hình thức của việc mua trả chậm hoặc mua trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều kiện mua xe trả góp
Bởi vì việc mua xe trả góp là hình thức phải trả dần tiền trong một khoảng thời gian nhất định cho nên điều kiện bắt buộc để được mua xe trả góp là người mua phải đảm bảo trả tiền mua đúng hạn. Việc đảm bảo này có thể thể hiện qua các điều kiện như sau:
– Có tài sản thế chấp hoặc có thể thế chấp bằng chính chiếc xe trả góp đó.
– Chứng minh được bản thân có khả năng để trả nợ như: Hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm, tài sản có giá trị khác như nhà đất, ô tô, xe máy khác…
– Có giấy tờ chứng minh nhân dân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…
Thủ tục mua xe trả góp
Bước 1: Sau khi lựa chọn được chiếc xe muốn mua, cần lựa chọn ngân hàng hoặc công ty tài chính uy tín để vay vốn mua xe trả góp.
Tiếp đó, gặp nhân viên tín dụng để biết về các gói vay và lựa chọn hình thức vay, gói vay.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi (mẫu do bên cho vay cung cấp);
– Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân; hộ khẩu; giấy chứng nhận độc thân/đăng ký kết hôn.
Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập như:
– Cá nhân: Hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm,…
– Doanh nghiệp: Đăng ký kinh doanh; báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng lương, bảng chia lợi nhuận công ty,…
Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ, ngân hàng thẩm định hồ sơ được cung cấp. Nếu hồ sơ được ngân hàng duyệt cho vay thì ngân hàng sẽ thông báo bảo lãnh khoản vay.
Tiếp đó, nộp bảo lãnh và 1 khoản tiền đối ứng cho đại lý bán xe.
Bước 4: Tiến hành đăng ký xe
Đại lý bán xe xuất hóa đơn và gửi hồ sơ cho người mua để làm thủ tục đăng ký xe.
Bước 5: Ký hợp đồng vay với ngân hàng
Khi đã nhận được biển số xe và bản gốc giấy đăng ký xe, phải đến ngân hàng để ký hợp đồng tín dụng. Ngân hàng sẽ cấp bản sao giấy đăng ký xe và chuyển tiền cho đại lý bán xe.
Cuối cùng, người mua quay lại đại lý để nhận xe.
Mua xe trả góp có cần bằng lái không?
Theo Điều 7 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định hồ sơ đăng ký xe gồm: Giấy khai đăng ký xe, Giấy tờ của chủ xe, Giấy tờ của xe.
Trong đó chủ xe là người Việt Nam xuất trình một trong những giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân: Trường hợp chưa được cấp CMND hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong CMND không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.
– Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).
Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.
– Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.
Như vậy, khi mua xe người đó có quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản, pháp luật cũng không quy định độ tuổi cụ thể đứng tên trên đăng ký xe.
Do đó, mua xe trả góp không cần phải có bằng lái.
Mua xe trả góp có được quyền giữ giấy đăng ký xe gốc?
Khi mua xe trả góp, ngân hàng hay công ty tài chính sẽ giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện. Theo quy định tại khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe được sử dụng bản sao chứng thực đăng ký xe kèm bản gốc biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực thay cho bản chính giấy đăng ký xe trong thời gian ngân hàng đang giữ bản chính giấy tờ này.
Bên cạnh đó, trong Điều 1 Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 có quy định:
“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện”.
Do đó, trong trường hợp này có thể sử dụng bản sao Giấy chứng thực đăng ký phương tiện giao thông và bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng để xuất trình trong các trường hợp cần thiết.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông vận tải tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mua xe trả góp có cần bằng lái không theo quy định năm 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về xin trích lục quyết định ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mua xe cũ nhưng làm mất giấy tờ có xin cấp lại được không?
- Năm 2022 khi mua xe nên đứng tên vợ hay chồng?
- Mua xe ở tỉnh khác thì làm biển ở đâu năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua trả chậm, trả dần như sau:
“Điều 453. Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“
Theo , người kia mua xe trả góp thì giấy tờ vẫn do ngân hàng giữ do đó trường hợp này ngân hàng vẫn đang bảo lưu quyền sở hữu đối với chiếc xe này, chủ xe chỉ có quyền sử dụng mà chưa có quyền chiếm hữu và định đoạt với tài sản. Do đó, cho đến khi xong nghĩa vụ tài chính thì chủ xe mới được quyền định đoạt chiếc xe này.
Bên cạnh đó, để làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì một trong các giấy tờ bắt buộc đó là giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chứng minh việc chuyển quyền sở hữu. Do đó, ở đây nếu 2 bên làm hợp đồng mua bán thì cũng không thể tiến hành thủ tục được vì giấy tờ hiện ngân hàng vẫn đang giữ.
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đối chiếu quy định trên, khi chậm trả khoản vay cho ngân hàng thì sẽ phải trả lãi cho những khoản chậm trả đó.
Bên ngân hàng sẽ không thu hồi xe của người vay (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Và bên ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp khác mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản.