Mua hàng rồi bùng tiền có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Để bảo vệ quyền lợi của bạn khi bán hàng. Hãy tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật Sư X để biết các xử lý những người mua hàng bùng tiền nhé.
Tình huống:
Khách hàng của tôi mua hàng và bùng tiền, tôi đòi tiền nhưng không trả. Có cách nào để đòi lại tiền hàng không? Tôi có thể kiện đòi lại tiền của mình không?
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Dân sự 2015
Bộ Luật Hình Sự 2015
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Trên thực tế, việc mua hàng rồi bùng tiền vẫn diễn ra thường xuyên. Đối với những người có tiền không đòi được sẽ rất bức xúc trước hành vi bùng tiền. Còn người nợ thì ngang nhiên bùng nợ, thậm chí còn giở nhiều thủ đoạn chiêu trò để quỵt nợ.
Bạn yên tâm, hành vi bùng nợ là hành vi sai luật. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng pháp luật để yêu cầu người nợ phải trả tiền hành đã bùng. Hãy tham khảo phần nội dung dưới đây đầy đủ đển biết cách đòi lại tiền nhé.
Mua hàng rồi bùng tiền bị phạt như thế nào?
Thanh toán tiền khi mua hàng là nghĩa vụ của khách hàng. Điều này được quy định rõ ràng cụ thể trong Bộ Luật Dân sự 2015: Điều 440 – Nghĩa vụ trả tiền
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm. Và mức tiền được quy định trong hợp đồng
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì còn phải trả lãi trên số tiền chậm trả
Như vậy bên mua hàng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nếu bên mua bùng tiền rơi vào hai trường hợp sau, bạn sẽ có các cách giải quyết và xử lý khác nhau.
Trường hợp có khả năng trả nhưng không trả:
Đối với trường hợp này, mua hàng bùng tiền mà có tiền không trả thì sẽ bị sử phạt hành chính lên đến 2 triệu đồng. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điểm c Khoản 1 Điều 15:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác”
Trường hợp mua hàng bùng tiền có dấu hiệu gian dối, bỏ trốn:
Đối với trường hợp này không chỉ bị phạt hành chính. Gian dối, bỏ trốn là những dấu hiệu có thể cấu thành tội hình sự và bị xử lý hình sự theo quy định. Như tội lừa đảo đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ tài sản trái phép, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Các tội phạm này có thể sẽ bị ngồi tù lên đến 20 năm tù.
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về …. thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
….
Mua hàng rồi bùng tiền đòi thế nào ?
Mua hàng bùng nợ là trái luật. Vậy đòi tiền bùng nợ cũng cần đảm bảo các yếu tố theo quy định để không bị vi phạm. Tránh trường hợp không đòi được nợ mà còn bị kiện ngược lại nhé.
Để đảm bảo lợi ích tốt nhất, bạn hãy thực hiện theo những hướng dẫn dưới đây:
- Khi đến đòi tiền không được dùng những lời lẽ xúc phạm, thô thục, mang tính chất đe dọa;
- Đặc biệt không sử dụng bạo lực, uy hiếp tinh thần để đòi tiền bùng nợ;
- Buộc khách hàng bùng nợ phải trả tiền nợ;
- Khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ ;
- Nếu gặp phải trường hợp người nợ tiền có hành vi gian dối, bỏ trốn. Hãy gửi đơn tố giác đến cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết hình sự.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào quy định tại Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng sẽ bị xử phạt.
Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị xử phạt.
Căn cứ vào, Điều 15. Người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Như vậy nếu bạn bị bùng 500 nghìn tiền hàng thì người bùng tiền của bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 2 triệu đồng
Nếu bạn không lựa chọn đòi nợ theo con đường hợp pháp, mà lại thuê xã hội đen đòi nợ thay thì sẽ dẫn đến các tình huống như: đe dọa tính mạng để đòi tiền, xúc phạm để ép trả tiền, dùng vũ lực để đòi tiền,…
Những hành vi như trên đã cấu thành tội phạm quy định trong bộ luật hình sự. Có thể sẽ bị xử phạt hình sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X. Nếu còn bất kì thắc mắc hay có băn khoăn gì hãy liên hộ với Luật Sư X theo số 0833.102.102