Chào Luật sư, gia đình tôi ở gần một khu đất tái định cư, do thấy chi phí mua loại đất này rẻ hơn so với các loại đất thông thường nên tôi đang có ý định mua một mảnh đất này. Tuy nhiên, tôi có hỏi một gia đình có ý định bán thì họ chưa có sổ đỏ cho diện tích đất này. Vậy nên tôi muốn hỏi là: Mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ có sao không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để có câu trả lời thì mời bạn cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Đất tái định cư là gì?
Hiện nay không có quy định cụ thể đối với đất tái định cư. Khái niệm đất tái định cư có thể được hiểu dựa trên Luật Đất đai 2013 và các văn bản liên quan. Đất tái định cư là quỹ đất được Nhà nước cấp để bồi thường cho những trường hợp bị thu hồi đất bất đắc dĩ, giúp người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Không phải ai cũng thuộc đối tượng được bồi thường đất tái định cư theo quy định của pháp luật. Theo đó, chỉ những trường hợp thuộc Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP mới được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở.
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP; thì việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; mà phải di chuyển chỗ ở khi nhà nước thu hồi được thực hiện như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở; nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định 47/NĐ-CP; thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu; và số tiền được bồi thường về đất
- Trường hợp hộ gia đình; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở; thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi; số nhân khẩu của hộ gia đình; và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Đất tái định cư có được cấp sổ đỏ không?
Sổ đỏ là tên mà người dân thường gọi cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định hiện hành, đất tái định cư sẽ được cấp sổ đỏ như các loại đất thông thường khác, nếu thửa đất hoặc nhà ở đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện cấp sổ đỏ đất tái định cư là gì?
Để được cấp sổ đỏ đất tái định cư, trước khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà đất tái định cư, thửa đất hoặc nhà ở đó cần đạt đủ các điều kiện như sau:
- Diện tích tối thiểu đạt đủ theo quy định. Trong dó có chiều dài hoặc chiều rộng của đất;
- Nhà hoặc đất được nhà nước giao, sử dụng lâu dài, không xảy ra tranh chấp, kiện tụng;
- Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính tại cơ quan nhà nước;
- Có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh quyền sử hữu hợp pháp.
Hồ sơ cấp sổ đỏ tái định cư
Các loại hồ sơ cần có để có thể tiến hành làm sổ đỏ đất tái định cư bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu;
- Hoặc đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo mẫu;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu (Chứng thực sao y bản chính);
- Biên bản bàn giao nhà (Chứng thực sao y bản chính);
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật căn hộ (Bản chính);
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng kết hôn (Chứng thực sao y bản chính);
- Hóa đơn Thuế Giá trị gia tăng (Hóa đơn đỏ); Bản sao;
- Hợp đồng mua bán với công ty quản lý và phát triển nhà;
- Hợp đồng ủy quyền kèm theo Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của cả 2 bên (trường hợp được ủy quyền).
Thủ tục, cách làm sổ đỏ đất tái định cư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
- Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ đã nêu trên theo đúng quy định của pháp luật và nộp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền:
- Bạn sẽ nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hoặc nếu có nhu cầu bạn có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
- Địa phương nào đã thành lập Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
- Nếu hồ sơ bạn nộp chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
- Nếu hồ sơ đủ cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
Bước 3: Trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được cấp, kết thúc thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
Mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ có sao không?
Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy, về mặt pháp lý, đất tái định cư là đất được nhà nước cấp cho người dân, và người được bồi thường có quyền sử dụng mảnh đất đó. Mặc dù người được bồi thường mảnh đất đó có quyền sử dụng nhưng không phải đất tái định cư nào cũng được cấp sổ đỏ không tính trường hợp cấp sổ đỏ đất xen kẹt, đất thổ cư.
Khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ, người mua sẽ phải thực hiện một số thủ tục khá rườm rà: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng ủy quyền. Vì khi đất chưa có sổ đỏ, sẽ không thể làm thủ tục chuyển nhượng nên việc kí kết hợp đồng chuyển nhượng chỉ là việc giao kết của 2 người, phải làm thêm hợp đồng ủy thác để ủy thác quyền cho bên nhận chuyển nhượng đất có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến đất như nhận đất tái định cư, nộp các khoản thuế phí( nếu có)…
Mặc dù có thể mua đất bằng việc kí kết hợp đồng ủy quyền nhưng mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ lại tồn tại rất nhiều rủi ro. Vì việc kí kết hợp đồng ủy quyền nhằm che đậy việc chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ nên nếu trong trường hợp bên chuyển nhượng không muốn bán nữa vì giá đất tăng hoặc vì một lí do nào đó, họ có thể yêu cầu tòa án hủy hiệu lực của hợp đồng.
Theo Bộ luật dân sự 2015, khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì khi giao dịch dân sự bị vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận. Khi đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ chịu thiệt vì chỉ có thể nhận lại số tiền cọc mà không có tiền lãi hoặc tiền bồi thường. Rủi ro nếu bên chuyển nhượng không có khả năng trả lại hoặc không muốn trả lại tiền cọc cho bên nhận chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng sẽ mất trắng.
Vì những lí do trên, việc chọn mua đất tái định cư khi chưa có sổ đỏ sẽ tiềm ẩn rủi ro và nên cất nhắc thật kĩ trước khi chi tiền để tránh tiền mất tật mang.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ có sao không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Đất tái định cư có phải nộp thuế không?
- Đất tái định cư có được bán không?
- Cách xác định giá đất tái định cư nhanh, đơn giản 2022
- Đất tái định cư, nộp tiền sử dụng đất thế nào theo quy định năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được cấp đất tái định cư mà chỉ những đối tượng thỏa mãn các điều kiện tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP mới được nhận hỗ trợ này.
– Đất bị thu hồi có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật, đất bị thu hồi hết hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện để người dân sinh sống. Chủ nhà cũng không còn đất hay nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi.
– Đất ở bị thu hồi nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn; chủ thửa đất đó lại không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Đất ở bị thu hồi nằm trong khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên tai khác đe dọa đến tính mạng con người.
Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định rõ: Nếu địa phương đó có quỹ đất để hỗ trợ tái định cư thì khi thu hồi đất, người dân sẽ được bồi thường bằng đất ở. Diện tích đất ở bồi thường không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương.
Trường hợp địa phương không có quỹ đất thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi (do UBND cấp tỉnh quyết định) tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Lưu ý, nếu phần đất mà hộ người dân được bố trí tái định cư có giá trị lớn hơn so với phần đất ở trước kia bị thu hồi, thì họ sẽ phải nộp khoản tiền chênh lệch về giá giữa hai phần đất cũ và đất mới đang ở hiện tại.