Việc mua chung đất hiện nay xảy ra khá phổ biến giữa những người quen biết và tin tưởng nhau. Mặc dù có sự tin tưởng lẫn nhau; nhưng khi góp tiền mua chung đất; người dân vẫn phải biết rõ các quy định pháp luật. Để nắm rõ thông tin pháp lý khi góp tiền mua chung đất; đồng thời tránh những rủi ro pháp lý; thì pháp luật đã quy định rõ về vấn đề này. Vậy mua chung đất có được phép tách thửa không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Mua đất chung sổ có nghĩa là gì?
Mua đất chung sổ là giao dịch mua bán đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và công nhận quyền sở hữu chung từ hai người trở lên cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà giữa họ không phải quan hệ vợ, chồng hoặc con.
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì mua đất chung sổ sẽ thuộc trường hợp tài sản chung hợp nhất của các đồng sở hữu và quyền sở hữu chung này có thể là hợp nhất, có thể phân chia và không thể phân chia. Do đó, các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Như vậy, đất chung hay đất đồng sở hữu tức mảnh đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời mang tên của nhiều chủ sở hữu khác nhau và những cá nhân này sẽ có quyền cũng như nghĩa vụ ngang nhau về mặt pháp lý.
Mua chung đất Sổ đỏ đứng tên ai?
Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.
Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu; thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận; và trao cho người đại diện; vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Về ưu điểm:
- Mua đất sổ chung phù hợp cho những người có tài chính trung bình – thấp. Thông thường giá mua đất sổ chung thường thấp hơn so với giá thị trường bởi sự phức tạp trong vấn đề pháp lý, sở hữu cũng như sự e ngại của người mua.
- Mua đất sổ chung vẫn được nhà nước công nhận, vẫn được mua bán sang tên bình thường.
Về nhược điểm:
- Khó chuyển nhượng, khó thế chấp
Mua đất sổ chung rất khó chuyển nhượng, mua bán sang tên do bất cứ giao dịch nào cũng phải được sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu. Do những rắc rối liên quan đến việc đồng sở hữu cũng như những rủi ro về mặt pháp lý nên hồ sơ thế chấp đất sổ chung để vay vốn khó được ngân hàng chấp thuận. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải tách sổ trước khi dùng tài sản này để vay thế chấp.
Ai sẽ giữ Sổ đỏ khi mua chung đất?
Căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013; khi những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất không có yêu cầu cho một người đại diện giữ Giấy chứng nhận; thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận.
Trường hợp những người góp tiền nhận chuyển nhượng chung thửa đất có thỏa thuận bằng văn bản cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện; thì Giấy chứng nhận sẽ được cấp cho người đại diện đó.
Lưu ý: Yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho người đại diện phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật (theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT).
Mua chung đất có được phép tách thửa không?
Trường hợp nhiều người cùng góp tiền mua chung thửa đất về bản chất là “sở hữu chung theo phần” nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
Nhiều người mua chung thửa đất nhưng khi có nhu cầu tách thửa thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và quyết định quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu thửa đất đáp ứng đủ điều kiện về diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì được tách thửa.
Câu hỏi thường gặp về mua chung đất có được phép tách thửa?
Tại trang 1 của Giấy chứng nhận ghi đầy đủ thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ghi “Ông” hoặc “Bà” rồi ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú); tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; thì Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) phải ghi đầy đủ tên của những người đó.
Ngoài ra, nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất có yêu cầu; thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận; và trao cho người đại diện; vẫn ghi thông tin tên của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp nhiều người cùng góp tiền mua chung thửa đất; về bản chất là “sở hữu chung theo phần”; nên sẽ xác định được diện tích của các bên theo số tiền mà các bên đã góp; hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
Nhiều người mua chung thửa đất; nhưng khi có nhu cầu tách thửa; thì được phép tách thửa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Xem thêm: Cách xác định đất sử dụng ổn định khi không có giấy tờ?
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư!
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102