Nhu cầu mua nhà ở chung cư của người dân càng ngày càng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn, dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số cao do nhà ở mặt đất càng ngày càng bị giới hạn do bị hạn chế về không gian đất đai. Tuy nhiêu, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để mua cho riêng mình một căn chung cư. Vì thế, họ có thể sẽ xem xét về việc mua chung cư trả góp. Pháp luật có những quy định cụ thể về việc mua bán nhà ở chung cư, được quy định trong Luật Nhà ở và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Vậy lợi ích của việc mua chung cư trả góp như thế nào? Và có nên mua nhà chung cư trả góp hay không? Mua chung cư trả góp có bán được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ đưa đến cho bạn những kiến thức pháp lý mới mẻ và bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là mua chung cư trả góp?
Mua chung cư trả góp nghĩa là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mà chủ đầu tư sẽ kết hợp cùng với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng giúp cho người mua có thê vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do bên cho vay và bên đi vay cùng nhau thỏa thuận.
Có nên mua chung cư trả góp hay không?
Trong thời buổi kinh tế khó khăn bởi nhiều lý do như hiện nay thì việc sở hữu một căn nhà nằm ngay mặt tiền thành phố rộng rãi và thoáng mát là một điều rất khó đối với nhiều gia đình. Chính vì thế, nhiều khách hàng đã tìm cho mình một lựa chọn phù hợp hơn chính là việc mua chung cư trả góp. Đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp thì việc mua chung cư trả góp là một lựa chọn vô cùng tối ưu.
Tuy nhiên trước khi quyết định mua chung cư trả góp, bạn cũng nên cân nhắc cẩn thận số tiền hiện có, thu nhập hàng tháng của bản thân sau khi đã trừ đi các khoản phí sinh hoạt. Để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng, người mua cần xác định tổng số tiền trả nợ cả gốc và lãi hàng tháng không quá 50% tổng thu nhập của gia đình.
Bên cạnh đó, nếu đợi có đủ số tiền để mua đứt một căn chung cư thì quãng thời gian có thể nói là rất dài đối với những người có thu nhập thấp hay trung bình, những với chung cư trả góp thì bạn không cần phải đợi lâu như vậy bởi chủ đầu tư có rất nhiều chính sách ưu đãi và chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng.
Ngoài ra, sau khi sở hữu căn hộ chung cư, bạn có thể cho thuê lại nếu chưa có nhu cầu ở ngay lập tức, tiền cho thuê nhà hàng tháng có thể giúp bạn trả một phần nợ ngân hàng. Hơn nữa, khi dự án được hoàn thiện, giá trị căn hộ cũng được đẩy lên rất cao, nhiều người tìm mua chung cư và như vậy giá trị của tài sản có thể được đẩy lên. Tùy theo khả năng tài chính, sở thích và mục đích mà người mua nên chọn cho mình những giải pháp phù hợp nhất.
Lợi thế khi mua nhà chung cư trả góp
Thanh toán giá trị căn hộ khi mua nhà trả góp không quá lớn, dao động trong khoảng từ 700 – 900 triệu vào thời điểm đầu. Chính vì vậy, người mua nhà hoàn toàn có khả năng sở hữu căn hộ riêng của mình bằng tiền lương hàng tháng.
Mua chung cư trả góp 20 năm hay lâu hơn nữa là điều hoàn toàn có thể bởi thời gian mua nhà trả góp có thể dài hạn. Bạn có thể chọn mua nhà có thời hạn trả góp càng dài càng tốt, lợi thế của hình thức này là nếu như thời gian thanh toán càng lâu thì số tiền mình phải trả cho ngân hàng mỗi tháng lại càng thấp.
Những hình thức mua bán chung cư trả góp
Hiện nay, để mua nhà, đất nói chung và mua chung cư nói riêng, có nhiều hình thức thanh toán nhưng trả góp là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất.
Theo đó, việc mua chung cư trả góp được hiểu là khi mua chung cư nhưng người mua không phải đưa ra toàn bộ số tiền để mua mà có thể trả chậm, trả dần theo các kỳ hạn định kỳ như theo từng tháng, 03 tháng, 06 tháng, 01 năm, 03 năm… một lần dựa vào thoả thuận giữa các bên.
Có các hình thức mua chung cư trả góp dưới đây:
– Mua chung cư trả góp cho chủ đầu tư: Người mua thông thường sẽ làm hợp đồng mua bán căn hộ chung cư với chủ đầu tư và tiến độ thanh toán sẽ được phân thành nhiều đợt: Đợt 01 thường trả trước 20% số tiền mua, các đợt sau sẽ thanh toán theo % tương ứng còn lại.
– Bên mua nhà vay trả góp số tiền mua chung cư của ngân hàng để trả toàn bộ số tiền cho chủ đầu tư hoặc bên bán và thế chấp bằng chính căn chung cư này.
Đây là hình thức hiện nay được rất nhiều người áp dụng khi thời hạn vay ngân hàng có thể kéo dài đến 10 năm hoặc 15 năm hoặc đến 20, 25 năm. Người vay sẽ được trả dần cả gốc và lãi trong thời gian nêu trên.
Ngoài ra, thay vì vay trả góp cho ngân hàng hoặc trả theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, người mua cũng có thể trả góp cho người bán nếu hai bên có thoả thuận. Trường hợp này có thể có lãi hoặc không có lãi trả góp tuỳ vào thoả thuận của các bên.
Như vậy, hiện nay, trả góp mua chung cư là một trong các hình thức mua nhà được nhiều người thực hiện bởi người mua không cần phải trả ngay toàn bộ số tiền mua chung cư mà có thể trả dần theo thời hạn trả góp thoả thuận giữa các bên.
Mua chung cư trả góp có bán được không?
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng khi đang trả góp nhiều người lại có nhu cầu mua bán cho người khác và vấn đề đặt ra là theo quy định của pháp luật, việc mua bán căn hộ chung cư đang trả góp có hợp lệ không?
Việc mua bán chung cư theo hình thức trả chậm, trả dần được quy định tại Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
– Do các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở.
– Trong thời gian chung cư đang trả góp thì bên mua chung cư được sử dụng và có trách nhiệm bảo trì trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc trong thời hạn bảo hành của chung cư.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở năm 2014 khẳng định:
Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo quy định này, nếu bên mua chung cư đang trả góp muốn được bán cho người khác thì bắt buộc phải thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở cho bên bán trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu mua chung cư theo dạng trả theo tiến độ với chủ đầu tư hoặc trả góp cho người bán thì chỉ khi trả toàn bộ số tiền mua chung cư, người mua mới được phép bán cho người khác trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tương tự, khi thế chấp vay trả góp của ngân hàng, nếu muốn được bán cho người khác, theo khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên thế chấp được bán căn chung cư đang thế chấp ngân hàng cho người khác nếu được ngân hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu các bên thoả thuận hoặc ngân hàng đồng ý bán chung cư đang trả góp thì có thể hiện các cách sau đây:
– Chủ đầu tư ký Văn bản chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư khi chưa thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.
– Các bên ký huỷ hợp đồng mua bán chung cư dưới dạng trả góp cũ và bên bán sẽ ký trực tiếp hợp đồng mua bán chung cư với người mua mới (nếu bên mua cũ chưa thực hiện sang tên Sổ đỏ) hoặc lập Văn bản thoả thuận về việc bán chung cư đang trả góp giữa ba bên: Người mua cũ, người bán và người mua mới.
– Lập thoả thuận ba bên giữa ngân hàng, người mua, người bán về việc ngân hàng đồng ý bán căn hộ chung cư đang trả góp cho người khác. Đồng thời, thực hiện giải chấp tài sản, ký lại hợp đồng mua bán và sang tên Sổ đỏ cho người mua mới.
Trong trường hợp này, các bên có thể thực hiện chuyển nghĩa vụ vay vốn của ngân hàng cho người khác theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, bên mua có thể bán chung cư đang trả góp nếu có sự đồng ý của bên bán theo phân tích ở trên hoặc khi đã trả hết tiền trả góp hoặc theo thoả thuận của các bên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mua nhà chung cư phải nộp thuế gì?
- Quy định giấy tờ pháp lý khi mua chung cư
- Mua nhà trả góp mỗi tháng trả bao nhiêu?
- Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mua chung cư trả góp có bán được không?“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tra cứu quy hoạch đất đai thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Rủi ro này xảy ra khi chủ đầu tư tòa nhà hay bên bán thiếu các giấy tờ quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) hoặc bản vẽ thi công, bản vẽ phù hợp với quy hoạch. Do đó, bạn có thể sẽ gặp rắc rối như mất trắng tài sản nếu không kiểm tra, xác minh rõ ràng tính hợp pháp của căn hộ mình định mua.
Để tránh rủi ro này, khi làm thủ tục bạn hãy yêu cầu bên bán cho xem những giấy tờ có liên quan đến căn hộ, cần phải nhận định những dấu vết tẩy xóa, chắp vá, các loại giấy tờ khác đi kèm (nếu có) như thế chấp, vay nợ,… Tiếp theo phải kiểm tra chéo bằng hình thức đến cơ quan cấp chứng nhận sở hữu (sổ đỏ) để kiểm tra thông tin gốc, xem quy hoạch tại vị trí tài sản để biết căn hộ có thuộc khu giải tỏa hoặc đất xây dựng công viên, công trình xã hội hay không,…
Để thu hút khách hàng, nhiều ngân hàng tung ra chính sách cho vay với điều kiện “chỉ cần có số tiền ban đầu là 20% hoặc 30% giá trị căn hộ” là đã có thể vay tiền ngân hàng và được trả góp trong vòng 15 năm.
Nếu không tỉnh táo, sự hào phóng này của các ngân hàng thực chất là một cái bẫy đối với người vay, bởi nếu vay đến 80% hay 70% giá trị căn hộ, số tiền lãi mà người vay phải gánh phải rất nặng và một thời gian dài, người mua sẽ lâm vào cảnh “làm việc chỉ để trả nợ cho ngân hàng”.
Theo các chuyên gia tài chính, ngưỡng vay an toàn nhất để mua chung cư trả góp là 30% trở xuống, tức là có khoảng 70% tiền mua nhà, người mua mới nên quyết định ký hợp đồng.
Theo Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, một trong những điều kiện mua bán nhà ở là phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng).
Tuy nhiên, dù chưa có Giấy chứng nhận (Sổ hồng) thì vẫn được phép mua bán nhà ở bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 123 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp chung cư chưa có Sổ hồng thì được phép bán thông qua hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.