Để được hạn chế tối đa các tổn thất đối với các trường hợp xảy ra rủi ro khi xây dựng các công trình xây dựng thì chủ đầu tư sẽ “Mua bảo hiểm cho công trình xây dựng”, việc mua bảo hiểm này sẽ đem lại nhiều lời ích cho chủ đầu tư, để từ đó khi xảy ra tổn thất thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho những thiệt hại vật chất của công trình đó đến mức tối đa giá trị của công trình theo sự thỏa thuận thống nhất của hai bên và được ghi nhận trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Vậy pháp luật hiện nay có quy định bắt buộc phải mua bao hiểm cho công trình xây dựng hay không?. hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Bảo hiểm công trình xây dựng là gì?
Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Rủi ro được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình xây dựng và được bồi thường cho người thứ 3 tức là người không thuộc công trình cũng như chủ đầu tư.
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức tối đa giá trị của công trình được hai bên thỏa thuận thống nhất ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng
– Các công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác;
– Trang thiết bị xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
– Máy móc xây dựng phục vụ quá trình xây dựng;
– Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng;
– Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;
– Trách nhiệm đối với người thứ ba.
Mua bảo hiểm cho công trình xây dựng có bắt buộc không?
Theo quy định của Luật Xây Dựng 2014, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng bao gồm các loại:
- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng
- Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công
- Bảo hiểm tai nạn cho công nhân xây dựng
- Bảo hiểm bên thứ 3 trong xây dựng
- Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
Ngày 13/11/2015, Chính Phủ ban hành Nghị định số 119/NĐ – CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Trong Nghị định này có quy định nhà thầu, chủ đầu tư phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xây dựng.
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
- Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ Lục II Nghị định 46/2015/NĐ – CP ngày 12/5/2015 của CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (Nếu có).
- Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (Nếu có).
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo Nghị định trong hoạt động đầu tư xây dựng mà Chính phủ ban hành thì bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để được cấp phép và thi công công trình xây dựng. Khi chủ đầu tư muốn xây dựng công trình công cộng hay công trình cá nhân đều phải xin giấy phép xây dựng và bảo hiểm công trình xây dựng gần như là một thủ tục bắt buộc.
Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng
Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau:
Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trong đó Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được ghi rõ trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC.
Tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát.
Phạm vi bảo hiểm xây dựng
+, Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro. Trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
+, Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn các trách nhiệm bồi thường, các tổn thất cho bên thứ 3. Các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng. Trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường tại khoản 2 điều 6 Nghị định này.
+, Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị tai nạn thương tật, tử vong do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng
Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng quy định tại nghị định Số: 119/2015/NĐ-CP
Thời gian bảo hiểm trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Thời gian bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Thời gian bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời gian bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.
Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng quy định tại thông tư Số: 329/2016/TT-BTC
Thời gian bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thời gian bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Thời gian bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.
Thời gian bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử. Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mua bảo hiểm cho công trình xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện cấp chứng chỉ đại lý thuế là gì?
- Mẫu chứng chỉ đào tạo nghề dưới 3 tháng mới
- Hướng dẫn tra cứu chỉ giới xây dựng năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Điểm e Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định khoản mục chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng thuộc mục chi phí khác trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với một số loại công trình.
Theo đó, đối với công trình thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm thì việc mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng do chủ đầu tư thực hiện, trường hợp phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính trong giá hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thì việc mua bảo hiểm công trình do nhà thầu thực hiện phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tư phải đứng ra mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.
Nếu phí bảo hiểm đã được tính vào chi phí xây dựng, nhà thầu xây dựng sẽ đứng ra mua bảo hiểm công trình xây dựng.
Thứ nhất là: Phần thiệt hại vật chất
Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục có tên trong hợp đồng bảo hiểm đó bị tổn thất bất ngờ và không lường trước được. Công trình chịu tổn thất tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách trả tiền bồi thường, sửa chữa hoặc thay thế (theo sự thỏa thuận của doanh nghiệp bảo hiểm và bên được hưởng quyền bảo hiểm).
Đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm có mức bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường không được vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn nếu chi phí này đã có quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai là Phần trách nhiệm với người thứ 3
Trong quy định của hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm với những thiệt hại phát sinh do tai nạn gây ra bao gồm:
– Trường hợp ốm đau, tai nạn bất ngờ cho người thứ ba (có thể bị tử vong hoặc không)
– Tài sản của người thứ ba chịu tổn thất bất ngờ
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có trách nhiệm với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến những hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm tại công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.
Ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm các chi phí sau tất cả các chi phí pháp lý, và những chi phí có liên quan đã được quy định theo hợp đồng bảo hiểm.