Chào Luật sư, tôi nghe nói mua bằng giả được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy có đúng không? Luật quy định vấn đề mua bằng giả bị xử lý thế nào? Mua bằng giả nhưng không sử dụng thì có sao không? Mua bằng giả có bị phạt tiền không? Mua bằng giả nhưng không sử dụng thì có bị tịch thu không theo quy định? Tôi thấy mua bằng giả nhưng để đỏ không sử dụng thì không có làm gì sai luật, khi nào có hành vi mới xem là vi phạm. Mua bằng giả nhưng không sử dụng được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Mua bằng giả nhưng không sử dụng thì có sao không?
Bằng cấp, chứng chỉ nghề, học tập… là những giấy tờ do các cơ quan tổ chức sử dụng để chứng nhận quá trình học tập của một người. Từ đó họ có thể sử dụng giấy tờ này để xin việc tại các cơ quan, tổ chức khác. Do mức độ quan trọng của giấy tờ này đối với hệ thống giáo dục nên pháp luật nhà nước đã có những quy định điều chỉnh việc sử dụng và cấp chứng chỉ, bằng cấp học tập trái phép. Đặc biệt là không cho phép việc mua bằng giả để thực hiện những công việc trái với pháp luật.
Căn cứ Điều 341 Bộ luật hình sự thì việc mua bằng giả được quy định như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1.Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a)Có tổ chức;
b)Phạm tội 02 lần trở lên;
c)Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d)Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ)Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e)Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a)Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b)Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c)Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Bên cạnh đó thì căn cứ Khoản 3 và Khoản 5 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP:
“Điều 16: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
… 3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. …
5.Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
Có thể thây đối với hành vi mua bằng nhưng không sử dụng bằng giả thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung là có thể bị tịch thu bằng giả.
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi mua bằng giả như thế nào?
Nếu hành vi mua bằng giả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Chính phủ. Cụ thể quy định xử phạt như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
………….
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Căn cứ khoản 4, khoản 6 điều 17 của Nghị định trên; thì hành vi mua bằng giả sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; và bị tịch thu bằng giả.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi mua bằng giả hiện nay ra sao?
Hành vi mua bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Luật này quy định như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Cán bộ, công chức sử dụng bằng giả thì giải quyết như thế nào?
Cán bộ, công chức sử dụng bằng giả cũng sẽ bị xử lý theo quy định trên căn cứ vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, họ còn có thể bị xử lý kỷ luật với hành vi sử dụng bằng giả. Cụ thể như sau:
Đối với công chức sử dụng bằng giả
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Đối với cán bộ sử dụng bằng giả
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Như vậy, có thể thấy rằng cán bộ, công chức sử dụng bằng giả, đối với cán bộ thì bị cách chức; đối với công chức bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mua bằng giả nhưng không sử dụng thì có sao không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Trích lục ghi chú ly hôn; hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức hiện nay được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Hành vi mua bằng cấp giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Do bạn không nói rõ bằng ở đây là loại bằng gì nên chúng tôi xin trích dẫn hai quy định của pháp luật như sau:
Khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP: ” Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.”
Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP: ” Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 này có ba khung hình phạt và một quy định về hình phạt bổ sung,