Hiện nay, thực tế cho thấy tình trạng giấy đăng kí xe không mang tên người sở hữu đang rất phổ biến bởi người dân khi mua xe hoặc được tặng cho, thừa kế xe từ người khác thường giữ luôn giấy đăng kí xe mang tên chủ sở hữu xe mà không đi thực hiện thủ tục sang tên mình. Vậy, Mua bán xe nhưng không sang tên bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Mua bán xe nhưng không sang tên bị xử phạt
Mua bán xe không sang tên là hành vi có sự chuyển nhượng tài sản bắt buộc phải đăng ký nhưng sau khi hoàn tất thủ tục mua bán, người mua không thực hiện thủ tục sang tên xe.
Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về trách nhiệm của chủ xe như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.
Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, chủ xe có trách nhiệm thực hiện thủ tục sang tên xe trong thời hạn nhất định. Hay nói cách khác, mua xe không sang tên, bao gồm cả trường hợp mua xe cũ không sang tên, mua xe công ty không sang tên là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Mua bán xe nhưng không sang tên bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định
Mua bán xe nhưng không sang tên là hành vi vi phạm hành chính. Hiện nay, hình thức xử phạt đối với hành vi nay được quy định tại Điểm a Khoản 4 và Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;”
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng…”. Như vậy, người mua sẽ bị phạt từ 400 – 600 nghìn đối với xe máy; 2 – 4 triệu đối với xe ô tô. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Thủ tục sang tên xe được thực hiện thế nào?
Mua bán xe nhưng không sang tên thì người vi phạm bị xử phạt. Vậy thủ tục sang tên như thế nào? Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy khai đăng ký xe
- Giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe
- Chứng từ lệ phí trước bạ
Trường hợp 2: Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe
- Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe
Như vậy, tùy vào từng trường hợp, người mua cần có trách nhiệm thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ xe theo quy định; để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mua bán xe nhưng không sang tên có bị xử phạt thu giữ xe không?
Căn cứ các quy định trên; trường hợp chủ sở hữu xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe; (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua; được cho, được tặng, thừa kế bị xử phạt về hành chính là phạt tiền. Ngoài ra, chưa có quy định nào khác quy định về việc sẽ thu hồi xe đối với trường hợp này.
Mới đây, theo thông tư số 58/2020 của Bộ Công an có nêu cụ thể quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2020, thì sau ngày 31/12/2021, những xe mua bán qua nhiều đời chủ mà không làm đúng thủ tục giấy tờ sẽ không thể sang tên đổi chủ.
Khi đó, người sở hữu xe sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) phạt lỗi “xe không chính chủ” thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT), đăng ký xe hoặc bị phát hiện, xử lý nếu vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số người dân vẫn chưa thể thực hiện việc sang tên, đổi chủ theo quy định, điều kiện khách quan này có thể coi là yếu tố đê cơ quan chức năng xem xét nhắc nhở.
Tuy nhiên, để tránh những phát sinh vướng mắc gặp phải, trường hợp cần hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, người dân hoàn toàn có thể liên hệ cơ quan chuyên môn như Giao thông vận tải; Công an, Tư pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Mua bán xe nhưng không sang tên bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Mua bán biển số xe máy ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA chủ xe cũng phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký sang tên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.
Những trường hợp nếu hết thời hạn này mà chủ xe vẫn không đến cơ quan đăng ký xe để thực hiện thủ tục đăng kí sang tên, giấy tờ xe vẫn mang tên của chủ sở hữu trước đó sẽ bị coi là xe không chính chủ.
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008; khi tham gia giao thông bạn bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe của bạn, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe và Đăng ký xe. Như vậy pháp luật không bắt buộc khi người điều khiển xe phải điều khiển xe chính chủ.