Hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động buôn bán trái phép cổ vật; thông qua các thị trường hợp pháp như sàn đấu giá và qua internet, hoặc trên “chợ đen”. Hệ lụy của những hoạt động mua bán này sẽ dẫn đến sự mất mát, phá hủy di sản. Trong khi bọn tội phạm kiếm được lợi nhuận đáng kể thì nhân loại sẽ mất đi rất nhiều thông tin khảo cổ, văn hóa và lịch sử quan trọng, các cổ vật vô giá thuộc về di sản chung. Vậy hành vi mua bán trái phép cổ vật bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật Sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cổ vật là gì ?
Cổ vật là một phần quan trọng trong di sản chung của loài người. Đây là những bằng chứng độc nhất, vô giá về sự tiến hóa và bản sắc của từng dân tộc.
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
6, Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Như vậy, cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật; đó là công cụ để tìm hiểu quá khứ, tiến trình phát triển của xã hội; giải đáp các khúc mắc trong lịch sử,… thông thường cổ vật có niên đại trên 100 năm. Cổ vật có tuổi đời và kiểu dáng càng độc đáo thì càng quý hiếm, có giá trị cao.
Bởi vậy, tầm quan trọng của việc bảo vệ cổ vật này đã được nhấn mạnh trong nhiều công ước quốc tế và luật pháp của các quốc gia. Do đó, pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc định đoạt các tài sản là cổ vật như: bán, tặng, đổi… phải tuân theo các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu cổ vật sẽ bị hạn chế quyền mua bán định đoạt.
Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý thế nào?
Do ý nghĩa lịch sử đặc biệt của cổ vật, pháp luật quy định hạn chế quyền chuyển nhượng cổ vật. Theo đó, khi muốn bán cổ vật phải ưu tiên bán cho Nhà nước; hoặc các tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua. Trường hợp tìm thấy cổ vật phải giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức cá nhân có hành vi mua bán, trao đổi tặng cho không tuân theo các quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, căn cứ điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 20. Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
7, Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp;
Như vậy, mua bán, trao đổi cổ vật thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh làm thắng cảnh; hoặc cổ vật có nguồn gốc có nguồn gốc bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đập phá di tích lịch sử bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm bản sao cổ vật không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
Căn cứ khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; quy định: Làm hư hại cổ vật trong bảo tàng đã được xếp hạng; hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.” Như vậy, cổ vật là di sản văn hóa vật thể.