Trong nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, các doanh nghiệp hình thành lên từng ngày. Trao đổi, buôn bán kinh doanh được đẩy mạnh. Mua bán từ những mặt hàng nhỏ cho đến lớn như cả công ty. Khi mua bán doanh nghiệp cần cân nhắc điều gì?
Chào luật sư. Hiện nay tôi đang muốn đầu tư kinh doanh. Có người bạn muốn bán lại công ty cho tôi. Vì vậy tôi muốn tham khảo phía công ty luật mình về những quy định về mua bán công ty. Có cần lưu ý hay rủi ro gì khi mua bán doanh nghiệp không?
Luật sư X có những trao đổi cụ thể về vấn đề mua bán doanh nghiệp qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mua bán doanh nghiệp hiện nay không còn là hình thức kinh doanh mới lạ. Tất cả đều nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, phát triển kinh tế. Lựa chọn công ty đang trên đà phát triển có triển vọng tương lai mua lại hoặc đầu tư đang là xu hướng hiện nay.
Doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 về khái niệm.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Quy định pháp luật hiện hành có 5 loại hình doanh nghiệp hiện nay:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
Có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm là công ty và doanh nghiệp. Thực chất căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty chỉ gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Như vậy, công ty được hiểu nghĩa hẹp hơn là doanh nghiệp.
Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp theo tên tiếng anh là là Mergers and Acquisitions (được viết tắt là M&A). Nhằm nói đến các hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp. M&A nói đơn giản là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân mới.
Đây được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Thông thường các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ. Khi nhìn thấy được tiềm năng, khó khăn tài chính công ty nhỏ thì tập đoàn lớn sẽ mua lại. Từ đó, công ty đã bị mua lại sẽ không còn tồn tại. Nó có thể chỉ là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua. Hoặc cá nhân cũng có thể thực hiện mua lại doanh nghiệp. Chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển.
Quy định của pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Mỗi loại hình doanh nghiệp có phương pháp thu mua, chuyển giao khác nhau. Lưu ý sau khi hoàn thành chuyển giao thì đều phải sửa đổi thông tin đăng ký kinh doanh mới phù hợp theo quy định. Một số loại hình doanh nghiệp thường được mua bán lại quy định như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về bán doanh nghiệp tư nhân:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
- Trách nhiệm tài sản và khoản nợ trước khi chuyển giao thì chủ doanh nghiệp cũ vẫn phải tự chịu trách nhiệm.
- Người mua phải đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp theo quy định.
- Về phía người lao động của công ty phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Công ty cổ phần
Chủ công ty cổ phần là người nắm cổ phần trong tay. Bởi vậy muốn quản lý loại hình công ty cổ phần thì điều kiện là nhận chuyển nhượng đa phần số cổ phần công ty đã phát hành. Căn cứ chuyển nhượng cổ phần quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020. Thông thường cổ phần được chuyển nhượng tự do chỉ trừ 2 trường hợp cần lưu ý hạn chế là: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu; Và Điều lệ công ty quy định hạn chế.
Công ty TNHH
Thu mua công ty TNHH thông qua đàm phán mua lại phần vốn góp của các thành viên. Căn cứ quy định Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020. Khi các thành viên còn lại không có mong muốn mua thì theo thứ tự đến người khác. Nếu việc mua bán dẫn đến chỉ còn một thành viên có vốn góp phải thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý khi thực hiện mua bán doanh nghiệp
Trước khi mua bán thì người mua phải khảo sát kinh tế thị trường, nắm bắt xu thế. Nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp tham khảo đưa ra phương án cụ thể. Tìm hiểu quy định pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp về điều kiện mua lại, quản lý, vận hành.
Yêu cầu hồ sơ liên quan của doanh nghiệp đang hướng đến giao dịch. Đặc biệt tìm hiểu kỹ khó khăn đang gặp phải về mặt tài chính. Ví dụ khoản nợ ở đâu, nợ bao nhiêu, giá trị của công ty. Lập kế hoạch thu mua cụ thể đưa ra mức giá thích hợp để đàm phán. Ngoài ra, nên chuẩn bị phương án phát triển sau khi thu mua thành công.
Thông tin liên hệ
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thực hiện hành vi mua bán với tài sản là các doanh nghiệp sẽ phát sinh hai loại thuế là: Thuế thu nhập doanh nghiệp/thuế thu nhập cá nhân và Thuế giá trị gia tăng. Ví dụ khi bán doanh nghiệp tư nhân cá nhân chủ sở hữu có thể phải chịu mức thuế suất lên đến 20%. Còn với công ty cổ phần có thuế phát sinh từ chuyển nhượng cổ phần.
Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc người lao động có tiếp tục làm việc khi công ty bị mua lại. Tuy nhiên Bộ luật Lao động 2019 có đề cập qua về vấn đề này tại Điều 43 và Điều 47. Khi doanh nghiệp sáp nhập, bán người lao động mất việc thì sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp mất việc. Người chủ doanh nghiệp lên phương án sử dụng lao động, nhưng chưa có quy định cụ thể về phương án này.
Sau khi các bên đàm phán, thỏa thuận về giá cả, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhau sẽ tiến đến bước giao kết hợp đồng. Căn cứ pháp luật hiện hành những hợp đồng liên quan đất đai, nhà ở thừa kế có yêu cầu công chứng. Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp chỉ cần xác nhận các bên. Nếu các bên có mong muốn được bảo đảm hơn vẫn có thể công chứng, pháp luật không ngăn cấm.