Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?

Van Anh by Van Anh
Tháng 5 31, 2022
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?
  2. Mức hưởng bảo hiểm y tế
  3. Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế
  4. Khám 2 lần trong cùng một ngày có được thanh toán BHYT?
  5. Mời bạn xem thêm bài viết
  6. Thông tin liên hệ
  7. Câu hỏi thường gặp

Chào luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Dạo này thời tiết thay đổi nên con tôi rất hay ốm. Mà mỗi lần ốm thì đều phải đến viện. Tháng vừa rồi cháu ốm 3 lần. Gia đình tôi thì cũng không khá giả gì cả, mỗi lần như vậy rất tốn kém. Luật sư cho tôi hỏi Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn xem thêm bài viết dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

Khoản 3 Điều 2 Luật BHYT năm 2008 đã giải thích về Qũy BHYT như sau:

3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

Theo đó, người dân tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB BHYT sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo mức hưởng tương ứng với đối tượng mà mình tham gia.

Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?

Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định; và giới hạn về số lần đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân trong vòng 01 tháng; vì vậy có thể đi khám bất cứ thời gian nào và không bị hạn chế về số lần khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, theo Điều 5 Thông tư 39/2018/TT của Bộ Y tế về việc xác định số lần; mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể cần lưu ý

  • Nếu người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày.

Trường hợp này việc thanh toán được thực hiện từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

  • Nếu trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể khám trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.
  • Người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện thì lần khám này được coi là một lần khám bệnh mới.

Mức hưởng bảo hiểm y tế

Mức hưởng BHYT đúng tuyến

Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:

  • 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
  • 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
  • 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

Mức hưởng BHYT trái tuyến

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh. 
Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần
Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?

Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế

Hiện nay, mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng. Do vậy, mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

– Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 223.500 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp , tức là 1,49 triệu đồng/tháng.

– Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT:

Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 3,725 triệu đồng.

– Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:

+ Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 223.500 đồng.

+ Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.

Khám 2 lần trong cùng một ngày có được thanh toán BHYT?

Khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-BYT nêu rõ:

3. Trong cùng một lần đến khám bệnh tại cùng một cơ sở y tế (có thể trong cùng một ngày hoặc do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo), người bệnh sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ 02 trở đi chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

4. Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Theo đó, người tham gia BHYT có thể KCB 02 lần trong cùng một ngày tại một cơ sở KCB BHYT trong trường hợp:

– Sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa khác;

– Đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường; đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám.

Mức thanh toán chi phí từ lần khám thứ hai trở đi; chỉ tính 30% mức giá của 01 lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh của người đó không quá 02 lần mức giá của 01 lần khám bệnh.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không?
  • Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
  • Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
  • Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty , điều kiện cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, thành lập công ty … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khám ở 2 bệnh viện trong cùng một ngày để được bảo hiểm y tế có được ?

Theo quy định hiện nay: Quỹ BHYT không thanh toán trùng lặp đối với trường hợp trong cùng 1 ngày đi khám cùng 1 bệnh tại các cơ sở KCB khác nhau hoặc có chỉ định sử dụng thuốc trùng lặp đối với các bệnh khác nhau.
Vì vậy, người bệnh chỉ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi khám các bệnh khác nhau tại các bệnh viện khác nhau, hoặc có sự chỉ định thuốc khác nhau.

Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường đi khám lại thì được tính là lần mấy?

Người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở y tế, đã được khám bệnh, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó có biểu hiện bất thường, đến cơ sở y tế đó để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 02 trở đi trong một ngày.

Khám chữa bệnh khác tuyến có được dùng BHYT?

Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung Khoản 15, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Khám 2 lần trong cùng một ngày có được thanh toán BHYT?Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?Một tháng được khám bảo hiểm y tế mấy lần?Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào?

Mẫu đơn xin vay vốn của công ty hiện nay như thế nào?

Vay tiền Hội phụ nữ phường hiện nay như thế nào

Vay tiền Hội phụ nữ phường hiện nay như thế nào?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x