Nhà thờ họ còn có tên gọi khác là từ đường. Đây là loại đất thuộc sở hữu chung cho nên có một số quy định nhà thờ họ mà bạn phải lưu ý? Vậy nhà thờ họ là gì? Có được tự chuyển nhượng đất nhà thờ họ không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
Nhà thờ họ là gì?
Nhà thờ họ (từ đường) là một loại nhà đất đặc thù, gắn liền với truyền thống, phong tục tập quán. Tuy nhiên, có nhiều câu chuyện buồn xảy ra xung quanh nhà thờ họ. Có dòng họ vào ngày giỗ chạp, ngày lễ hay tuần rằm, mùng một khi muốn vào nhà thờ lại phải phá khóa mới có thể vào trong hay bất đắc dĩ đành bày lễ bên ngoài bái vọng. Khi sự việc trở nên căng thẳng, mâu thuẫn không giải quyết được đã xảy ra những xô xát, thương vong, tình nghĩa anh em họ hàng rạn nứt…
Một số quy định nhà thờ họ
Theo quy định tại khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013, đất nhà thờ họ có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo luật định. Theo đó, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình nhà thờ họ và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, chính việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đã xảy ra tranh chấp liên quan đến việc sổ đỏ sẽ đứng tên cá nhân hay tập thể dòng họ?
Liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng để tránh những mâu thuẫn không đáng có về đất tín ngưỡng thì cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của những người được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà thờ họ. Nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì đất đó sẽ đứng tên người đại diện.
Trường hợp không đi đến thỏa thuận đó thì trên sổ đỏ cũng có thể ghi tên cộng đồng dân cư và địa chỉ sinh hoạt của cộng động dân cư đó. Trong trường hợp này, dòng họ phải họp và cử ra một người đại diện để thực hiện các thủ tục. Để cộng đồng dân cư được đứng tên trên giấy chứng nhận thì ngoài các thủ tục được quy định như ở trên, dòng họ phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về việc dòng họ đó đang sinh hoạt trên địa bàn của xã.
Trường hợp dòng họ muốn để tên một người thì phải có văn bản chấp thuận của dòng họ. Theo đó, dòng họ phải họp và bầu người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận, có văn bản ủy quyền.
Về thành viên tham dự cuộc họp, theo tập quán, có thể là những người đứng đầu, người đại diện, cháu đích tôn… của các ngành, nhánh dòng họ. Cuộc họp được thông qua theo hình thức biểu quyết đa số. Khi làm các thủ tục về xây dựng công trình thì người đại diện của dòng họ sẽ thay mặt thực hiện.
Vì nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì cũng không có nghĩa là đất thuộc quyền sử dụng riêng của cá nhân đó.
Ví dụ, Ông A chỉ được đại diện đứng tên, thay mặt dòng họ thực hiện một số hoạt động trong phạm vi ủy quyền. Ông A không được thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi ủy quyền. Trường hợp ông A chết, việc đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt theo điểm đ khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015. Dòng họ sẽ tiến hành họp và chọn người đại diện của dòng họ để đứng tên thay cho người đã chết hoặc thay đổi thành tên của dòng họ và địa chỉ sinh hoạt.
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đối với nhà thờ dòng họ bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định hồ sơ như sau:
“3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
b) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó theo quy định của pháp luật về xây dựng. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 70 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cùng với hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình.
c) Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
d) Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);
e) Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.”
Nhà thờ cả dòng họ muốn được cấp sổ đỏ thì phải chuẩn bị những hồ sơ theo quy định pháp luật.
Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà thờ họ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có công trình là nhà thờ họ, từ đường gồm các thành phần sau:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo mẫu số 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính;
- Các giấy tờ về dòng họ và văn bản cuộc họp dòng họ để ủy quyền cho một thành viên thực hiện thủ tục;
- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất tại khoản 1, 2 điều 100 Luật đất đai 2013 – nếu có.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên và môi trường nơi có bất động sản. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận sẽ yêu cầu người nộp bổ sung lại. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ, đồng thời trao giấy hẹn lấy kết quả.
Bước 3: Trả kết quả.
Mời bạn xem thêm:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi sang tên sổ đỏ
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Một số quy định nhà thờ họ“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nhà thờ họ là một công trình tâm linh được xây dựng theo phong tục tập quán của một dòng họ, việc xây dựng nhà thờ họ do các thành viên trong dòng họ cùng nhau đóng góp, quyền góp.
Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”
Như vậy, theo quy định pháp luật, nhà thờ họ được xây dựng dựa trên sự đóng góp về nhiều mặt của mỗi thành viên trong dòng họ, các thành viên trong dòng họ cùng quản lý, sử dụng, định đoạt theo những thỏa thuận, phong tục tập quán của riêng từng dòng họ nhưng nhất định không được trái với luật pháp, vi phạm đạo đức xã hội. Nhà thời họ là tài sản chung của cộng đồng là tài sản hợp nhất không phân chia.
Theo Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định:
“5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Và căn cứ theo quy định tại Điều 181 Luật đất đai năm 2013 về quyền sử dụng đất của cộng đồng dân cư quy định như sau:
“Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, đất nhà thờ họ là tài sản chung của cộng đồng dân cư và không được phép chuyển nhượng.
Tại khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo đó, đất của nhà thờ dòng họ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng điều kiện nêu trên.
Tại Khoản 1, Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sở hữu chung của cộng đồng. Do đó, nhà thờ họ, nhà từ đường được xây dựng dựa trên sự đóng góp từ không ít mặt của các thành viên trong dòng họ. Các thành viên có thể đóng góp bằng tiền, vật liệu, công sức, hiến đất xây dựng,…
Đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân Sau thời điểm chuyển thành đất xây nhà từ đường thì sẽ thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ.
Theo Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định trường hợp hiến thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng để làm nhà thờ họ thì:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp. Quy trình thực hiện việc chuyển đổi làm nhà từ đường:
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng hoặc của cả hộ gia đình thì cần chuẩn bị hợp đồng công chứng được ký tên đầy đủ của các thành viên đang sở hữu mảnh đất đó với người đại diện theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Sau khi đã ký hợp đồng thì các bên đến tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có thửa đất đó để thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất và làm thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho cá nhân trong họ
Nếu thửa đất làm nhà từ đường, nhà thờ họ có nguồn gốc là sử dụng riêng như đất ở của cá nhân, cho nên sẽ không làm hài lòng điều kiện của khoản 5, điều 100 Luật Đất đai 2013 để UBND xã, phường xác nhận là đất chung của dòng họ.
Do đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khó khăn khăn, trở ngại. Để có thể được cấp sổ đỏ, dòng họ có thể ủy quyền cho 1 cá nhân nào đó đứng tên trên sổ đỏ. Trong đó ở trang 1 của sổ đỏ ghi rõ ông (bà) đây là đại diện của dòng họ nào.
Đất nhà thờ họ lúc bấy giờ sẽ trở nên bất động sản đặc biệt và sẽ không có quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.