Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên. Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ hơn về thuế thu nhập cá nhân, chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về một số quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thuế Thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội; động viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ ngơi; thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, đầu tư,…
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.
Đối tượng nộp thuế TNCN là ai?
Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung 2012, các đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Mức thuế thu nhập cá nhân
Đối với cá nhân cư trú
Công thức tính thuế:
Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế TNCN với thu nhập từ thừa kế được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
- Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế là phần giá trị tài sản nhận thừa kế vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế được xác định đối với từng trường hợp:
- Đối với thừa kế là chứng khoán: Thu nhập tính thuế từ thừa kế là chứng khoán là phần giá trị tài sản nhận thừa kế > 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào…
- Thừa kế là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: Thu nhập để tính thuế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu phần vốn góp.
- Thừa kế là bất động sản là giá trị bất động sản.
- Các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng là giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế.
Đối với cá nhân không cư trú
Công thức tính thuế:
Theo Điều 23 Thông tư 111/2013/TT-BTC cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú được tính như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế từ nhận thừa kế của cá nhân không cư trú là phần giá trị > 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập nhận được tại Việt Nam.
- Cách xác định thu nhập tính thuế được tính như với cá nhân cư trú.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế:
Đối với thu nhập từ thừa kế: thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản tại Việt Nam.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Đối với cá nhân cư trú
Trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất |
Trong đó:
Thu nhập tính thuế | = | Thu nhập chịu thuế | – | Các khoản giảm trừ |
Thu nhập chịu thuế | = | Tổng thu nhập | – | Các khoản thu nhập được miễn thuế |
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp |
1 | Đến 5.000.000 (trđ) | 5% | 0 + 5% TNTT |
2 | Trên 5000.000 đến 10.000.000 | 10% | 0,25.000.000 + 10% TNTT trên 5.000.000 |
3 | Trên 10.000.000 đến 18.000.000 | 15% | 0,75.000.000 + 15% TNTT trên 10.000.000 |
4 | Trên 18.000.000 đến 32.000.000 | 20% | 1,95.000.000 + 20% TNTT trên 18.000.000 |
5 | Trên 32.000.000 đến 52.000.000 | 25% | 4,75.000.000 + 25% TNTT trên 32.000.000 |
6 | Trên 52.000.000 đến 80.000.000 | 30% | 9,75.000.000 + 30% TNTT trên 52.000.000 |
7 | Trên 80.000.000 | 35% | 18,15.000.000 + 35% TNTT trên 80.000.000 |
Đối với cá nhân không cư trú
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập chịu thuế | x | Thuế suất 20% |
Thu nhập chịu thuế được xác định tại công việc “Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân”.
Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:
Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Thất nghiệp có được hoàn thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng bạn nộp chỉ là tiền tạm đóng, khi kết thúc năm thì cơ quan thuế sẽ xác định chính xác số tiền thuế phải đóng (nếu thiếu đóng thêm, thừa sẽ được hoàn).
Căn cứ điểm b khoản 2 điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019, trường hợp đến hết năm 2021 bạn vẫn thất nghiệp (không có thu nhập từ tiền lương, tiền công), nếu số thuế đã tạm đóng trong năm 2021 là thừa thì nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân lên cơ quan thuế (nơi bạn tạm trú hoặc thường trú); thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30/4/2022. Khi đó, cơ quan thuế sẽ hoàn thuế cho bạn theo quy định của pháp luật. Nếu đáp ứng được theo yêu cầu trên thì bạn sẽ được hoàn lại thuế thu nhập cá nhân.
Mời bạn xem thêm:
- Có thể miễn thuế hàng hoá tài trợ phòng, chống dịch hay không?
- Lắp ráp ô tô trong nước có được giảm phí trước bạ không?
- Doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày có bị cưỡng chế hoá đơn hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Một số quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.Thuế VAT là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.
Theo quy định hiện tại, thuế suất của loại thuế này thường có 3 mức:
Thuế suất ưu đãi (đa phần hàng nhập từ các nước rơi vào loại này)
Thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu hàng của bạn có Giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ)
Thuế suất thông thường (tính bằng 150% thuế suất ưu đãi)
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội; dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng; nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP; chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.