Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một câu hỏi mà rất nhiều bạn nam đang trong độ tuổi từ 18 đến 27 thường hay thắc mắcnhất đó chính là việc một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần? Bởi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi công dân Việt Nam, nên khi có giấy khám nghĩa vụ quân sự gửi về các nam thanh niên Việt Nam đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ không thể trốn tránh được. Nên việc biết được thông tin về số lần gọi khám nghĩa vụ quân sự sẽ giúp cho các bạn nam thanh niên là một việc hết sức cần thiết.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ gì của công dân?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Nhập ngũ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ quân sự như sau:
– Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
– Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
– Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
- Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
– Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau:
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về chỉ tiêu và thời gian tuyển quân như sau:
– Hằng năm, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ.
– Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Theo quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau:
– Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được hằng năm sẽ có một đợt khám nghĩa vụ tập trung từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Tuy nhiên nếu trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ có thêm cac đợt gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự thêm nhiều lần nữa.
Quy định về khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
+ Các ủy viên khác.
- Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;
- Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
- Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;
- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).
- Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
- Chủ tịch Hội đồng:
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;
+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;
+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;
+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;
+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.
- Phó Chủ tịch Hội đồng:
+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;
+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:
+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;
+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP .
– Các ủy viên Hội đồng:
+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;
+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;
+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.
– Nội dung khám sức khỏe:
- Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP ; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
- Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
- Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư 148/2018/TT-BQP .
– Quy trình khám sức khỏe:
- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP
- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP.
– Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
– Tổ chức các phòng khám sức khỏe:
- Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.
- Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:
- Phòng khám thể lực;
- Phòng đo mạch, Huyết áp;
- Phòng khám thị lực, Mắt;
- Phòng khám thính lực, Tai – Mũi – Họng;
- Phòng khám Răng – Hàm – Mặt;
- Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;
- Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;
- Phòng xét nghiệm;
- Phòng kết luận.
Lưu ý: Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP.
- Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP.
– Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 6 Thông tư 148/2018/TT-BQP
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
– Căn cứ phân loại sức khỏe: Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 148/2018/TT-BQP.
– Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
– Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
- Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
- Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
- Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
- Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
– Cách phân loại sức khỏe: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
– Một số điểm cần chú ý:
- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
- Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
- Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Một năm khám nghĩa vụ quân sự mấy lần?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục hồ sơ đất; mẫu xin trích lục hồ sơ địa chính mới năm 2022; thủ tục cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phải xuất trình:
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
– Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
– Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Phần I – Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:
– Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;
– Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.
Phần II – Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.
– Theo đúng mẫu quy định;
– Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;
– Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
– Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
– Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.