Xin chào Luật sư X. Tôi có một đứa cháu, hiện cháu đang đi tù do có hành vi vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi rằng chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như thế nào? Khi ra tù cháu có được hỗ trợ khoản tiền nào không? Mới ra tù đi học nghề có được miễn, giảm học phí hay không? Cháu có được vay vốn để đào tạo nghề nghiệp không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân như thế nào?
Một trong những chế độ được đảm bảo hàng đầu đó chính là chế độ ăn, ở cho phạm nhân. Điều 48 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định cụ thể như sau:
Về chế độ ăn.
Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Các ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Ngoài ra, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
Về chế độ ở.
Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định bao gồm:
– Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
– Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
– Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
– Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính.
Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.
Mới ra tù đi học nghề có được miễn, giảm học phí không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Nghị định 49/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Người chấp hành xong hình phạt tù tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng được miễn, giảm học phí, hưởng chính sách nội trú, được hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn và tiền đi lại nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trường hợp người chấp hành xong hình phạt tù không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho các đối tượng này.
Như vậy, theo quy định như trên, cháu bạn tham gia đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 03 tháng thì sẽ được miễn, giảm học phí và một số chế độ khác.
Mới ra tù có được vay vốn đào tạo nghề nghiệp không?
Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Người chấp hành xong hình phạt tù được vay vốn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Căn cứ tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với người chấp hành xong hình phạt tù để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
Theo đó, người chấp hành xong án phạt tù thì sẽ được vay vốn đào tạo nghề nghiệp.
Ra tù được bao nhiêu tiền?
Nhằm mục đích để phạm nhân (người chấp hành hình phạt tù) có điều kiện để tái hòa nhập với cuộc sống bình thường, tại khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về một số khoản tiền được cấp cho họ sau khi hết hạn tù như sau:
– Cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng: Giám thị trại giam quyết định mức tiền hỗ trợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng phạm nhân (khoản 2 Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP);
– Cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32, Điều 34 Luật Thi hành án hình sự 2019, trong quá trình đi tù, cháu trai bạn sẽ được bố trí, sắp xếp tham gia lao động. Và khi trực tiếp tham gia lao động sản xuất, cháu trai bạn sẽ được nhận phần tiền công cho mình. Khoản tiền này cháu trai bạn có thể sử dụng hoặc tiết kiệm để nhận sau khi ra tù.
Nếu có thành tích tốt, đảm bảo đủ điều kiện nhận tiền thưởng thì còn có thể được trại giam nơi giam giữ cháu trai bạn cấp tiền thưởng. Đây cũng là một khoản tiền có thể cất giữ hoặc gửi trại giam quản lý và nhận lại khi cháu trai bạn ra tù.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mới ra tù đi học nghề có được miễn, giảm học phí hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 45, Điều 46 Luật Thi hành án hình sự 2019, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 49/2020/NĐ-CP quy định những nội dung cần chuẩn bị để hỗ trợ cho người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng gồm:
– Tư vấn tâm lý
– Hỗ trợ các thủ tục pháp lý
– Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm
– Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam
– Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng;
– Dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm;
– Trợ giúp về tâm lý, các vấn đề pháp lý;
– Những hỗ trợ khác tùy thuộc điều kiện của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đi tù và bồi thường thiệt hại là hai trách nhiệm riêng biệt của người phạm tội trong vụ án hình sự. Vì vậy, dù có đi tù thì họ vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại.
– Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
– Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
– Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
– Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
– Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định