Môi giới hối lộ là gì? Quy định của pháp luật về môi giới hối lộ như thế nào? Sau đây hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư X làm rõ nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Môi giới hối lộ là gì?
Môi giới có thế hiểu là hành vi trung gian tạo cầu nối giữa các bên gặp mặt, đàm phán. Bên môi giới khi hoàn thành công việc sẽ được nhận thù lao môi giới với bên cần môi giới. Đối với môi giới hối lộ có thể được hiểu như sau:
- Tìm kiếm đầu mối, giới thiệu bên nhận hối lộ với bên đưa hối lộ.
- Tạo điều kiện cho bên đưa và nhận hối lộ tiếp xúc, trao đổi với nhau.
- Là cầu nối trung gian, truyền tin giữa bên nhận và bên đưa hối lộ.
- Chuẩn bị, thu xếp địa điểm tiến hành công việc hối lộ.
Hành vi môi giới hối lộ cũng giống như các hoạt động môi giới thông thường về phương thức tiến hành. Tuy nhiên, hành vi môi giới hối lộ là một hành vi nguye hiểm cho xã hội, bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị.
Các yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ.
Chủ thể của tội môi giới hối hộ.
Người tham gia môi giới hối lộ có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc không có chức vụ quyền hạn. Chủ thể của tội môi giơi hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội môi giới hối hộ.
Khách thể ở đây có thể hiểu là hoạt động đúng đắn , chuẩn mực của cơ quan tổ chức. Hành vi vi phạm làm cho uy tín của cơ quan tổ chức bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. hành vi môi giới hối lộ là hành vi giúp sức cho một hoặc nhieuf đối tượng cùng đưa, nhận hối lộ.
Mặt khách quan.
Mặt khách quan là những hành vi của người môi giới nhằm thức đẩy cho hoạt động đưa nhận hối lộ được diễn ra.
Mặt chủ quan.
Tội môi giới hối lộ là tội cố ý, người thực hiện hành vi biết rõ hành vi vi phạm, hậu quả nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Cố ý để hậu quả xảy ra hoặc biết nhưng vẫn thực hiện mặc cho hậu quả xảy ra.
Người làm môi giới hối lộ có nhiều động cơ khác nhau, có thể vì tình cảm, có thể vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định động cơ để làm căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Hình phạt đối với hành vi môi giới hối lộ.
Căn cứ điều 365 bộ luật hình sự 2015 tội môi giới hối lộ bị xử lý như sau:
Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Bài viết xem thêm.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?
Tội lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Đối với hành vi tuy có tính chất làm môi giới hối lộ nhưng người có hành vi đã lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Điều 366 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.”.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Hành vi trên có thể bị xử lý về tội chiếm đoạt tài sản của người khác quy định tại điều 174 bộ luật hình sự 2015.
Chủ thẻ của tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ quyền hạn. Tuy nhiên đối với trường hợp trên bà vợ có thể bị xử lý về tội lợi dụng ảnh hưởng người có chức vụ để trục lợi.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể để có thể nhận biết được hành vi của CSGT là hành vi nhận hối lộ hay là hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn dể chiếm đoạt tài sản của người khác.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ