Mở cửa xe ô tô tưởng chừng là việc dễ dàng; thế nhưng không phải ai cũng biết cách mở cửa an toàn. Chỉ một chút bất cẩn khi mở cửa xe; có thể gây nguy hiểm cho người đi đường; thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây tai nạn giao thông. Trên thực tế, nhiều vụ va chạm; thậm chí tai nạn chết người xảy ra chỉ bởi nguyên nhân từ những cái mở cửa xe ẩu; thiếu quan sát và thiếu trách nhiệm. Vậy, Mở cửa ô tô không an toàn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Mở cửa ô tô làm sao cho an toàn
Các chuyên gia về lái xe an toàn đưa ra một số lời khuyên khi mở cửa xe như sau:
- Luôn khoá cửa lại khi xe đang chạy để đảm bảo rằng các cửa không bị bật ra gây tai nạn cho người khác. Đồng thời, nên sử dụng khoá trẻ em để tránh trẻ nhỏ tự ý mở cửa từ bên trong.
- Trước khi mở cửa xe, lái xe cho xe đỗ sát mép đường bên phải chiều đi của mình. Không dừng xe ở nơi cấm đỗ xe, đường giao nhau… Tuyệt đối không mở cửa khi xe đang chạy.
- Khi mở cửa, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ phía trước và phía sau bằng mắt thường và qua gương chiếu hậu.
- Thao tác mở cửa xe đúng là tay trái giữ tay nắm cửa, tay phải kéo mở khóa. Thao tác mở cửa bằng tay phải này giúp mặt dễ dàng hướng về phía sau để quan sát, đồng thời cánh cửa không bị mở bung rộng ra ngay.
- Mở cửa một cách từ từ, người ra đến đâu cửa mở ra đến đó chứ không mở hết cửa.
Mở cửa ô tô không an toàn gây hậu quả khôn lường
Nhiều người cho rằng, hành vi mở cửa xe mà không quan sát; ẩn chứa những hiểm nguy khôn lường không kém gì việc vượt đèn đỏ hay chạy quá tốc độ. Và dù là ai ngồi trên xe mở cửa không quan sát gây hậu quả; thì lỗi lớn nhất vẫn thuộc về lái xe.
Tại khoản 3, điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008; nêu rõ: “Người điều khiển phương tiện giao thông không được mở cửa xe,; để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn”. Theo đó, lái xe khi dừng, đậu xe phải quan sát hai bên và đảm bảo các khoảng cách an toàn. Khi xuống xe, người ngồi trên xe cần quan sát kỹ trước khi mở cửa; không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe nếu chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Quy định là vậy nhưng trên thực tế có nhiều vụ việc xảy ra gây tai nạn cho người đi đường lưu thông cùng chiều từ phía sau. Nhẹ thì người đi xe máy ngã ra đường, bị trầy xước chân tay, thậm chí nhiều trường hợp còn bị các phương tiện khác lớn hơn như: xe buýt, xe tải cán trúng người, dẫn tới tử vong.
Mở cửa ô tô không an toàn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mở cửa ô tô không an toàn như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;”
Như vậy theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn; việc điều khiển xe ô tô khi dừng xe có bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt với lỗi để cửa xe mở không bảo đảm an toàn . Với hành vi này bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Mở cửa ô tô không an toàn gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?
Người thực hiện hành vi mở cửa ô tô không an toàn mà gây tai nạn cho người khác thì sẽ bị tước bằng lái xe từ 2-4 tháng.
Hơn nữa, nếu hành vi mở cửa xe gây tai nạn giao thông gây hậu quả đến sức khỏe, tính mạng và tài sản còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo nhiều chuyên gia, việc mở cửa xe ẩu hoàn toàn do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Theo quy định hiện hành, hành vi trên chỉ bị phạt từ 400-600 nghìn đồng là quá ít, chưa đủ sức răn đe. Do vậy, cần thiết phải được quy định rõ hơn và điều chỉnh theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi tiềm ẩn nhiều hiểm nguy này.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Mở cửa ô tô không an toàn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Dừng xe ở điểm đón khách của xe bus có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017. Theo đó:
– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Làm chết người;
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật, nếu gây ra hậu quả chết người thì hành vi của anh có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, tùy theo hậu quả mà sẽ bị chịu các trách nhiệm hình sự tương ứng.
Theo Điểm a Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tự ý thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ)