Chào Luật sư, con gái tôi vừa mới học xong ngành dược. Tôi và vợ định mở tiệm thuốc tây cho cháu bán. Cháu thì muốn tự tìm và làm việc ở bệnh viện hoặc phòng khám. Tôi muốn con được làm gần nhà nên muốn mở tiệm thuốc tây. Vậy hiện nay Mở cửa hàng bán thuốc tây có phải nộp thuế không? Mở cửa hàng bán thuốc tây cần có vốn điều lệ là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X, Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Trước khi tìm hiểu thuế giá trị gia tăng là gì thì chúng ta phải hiểu rõ ” giá trị gia tăng” là gì? Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hay hiểu cách khác là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và giá trị bán ra.Vậy thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm đó.Đây là loại thuế gián thu.
Mở cửa hàng bán thuốc tây có phải nộp thuế không?
Mở cửa hàng bán thuốc tây có phải nộp thuế không được nhiều người quan tâm. Theo hướng dẫn tại điểm 2 khoản 7 điều 1 thông tư 124/2015/TT-BTC quy định về vấn đề xử phạt đối với hành vi vi phạm không đăng kí kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như sau:
” 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.”
Vậy nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh mà không có giấy phép đăng ký kinh doanh vậy bạn sẽ bị sử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Về nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh cá thể như sau:
Thuế môn bài: Nộp theo 6 mức dựa vào mức thu nhập 1 tháng theo bảng sau:
Đơn vị: đồng
Bậc thuế Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Về thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại thông tư số 92/2015/TT/BTC thuế đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ nộp theo quy định tại điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
” Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.”
Vậy nếu doanh thu của cửa hàng kinh doanh cá thể từ 100 triệu đồng /năm thì bạn thuộc đối tượng phái nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Căn cứ tính thuế theo quy định tại khoản 2 điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp= Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể trường hợp bán thuốc của bạn thì tỷ lệ thu thuế như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
Mở hiệu thuốc tây khi buôn bán kém có được miễn thuế hay không?
Luật không quy định về trường hợp trả lại mã số thuế thì sẽ không phải đóng thuế; mà luật chỉ quy định các trường hợp được miễn không đóng thuế.
Điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 92/2015 quy định về nguyên tắc áp dụng như sau:
“b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.”
Theo đó, nếu hiệu thuốc tây của bạn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh với mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp thuế khoán.
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
Theo quy định tại điều 18 Luật Dược 2016 thì:
Thứ nhất
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Thứ hai
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược; hoặc Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; hoặc Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp; đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định.
Sau khi đáp ứng đủ điều kiện; cơ sở kinh doanh có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Tóm lại, để được mở quầy thuốc thì bạn hoặc người phụ trách chuyên môn về dược của quầy thuốc thì phải có chứng chỉ hành nghề dược do Sở y tế cấp; hoặc do Bộ y tế cấp; trong trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi. Tuy nhiên điều kiện về văn bằng thì phải có 1 trong các văn bằng sau : “Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ); Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược; Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược”).
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mở cửa hàng bán thuốc tây có phải nộp thuế không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Đầu tiên là chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp nhưng mà đối với bằng Dược sĩ thì phải đủ thâm niên 5 năm hành nghề, nếu chưa đủ điều kiện cấp thì mình có thể đi thuê những người đã đủ điều kiện cấp bằng và nhờ họ đứng tên .
Tiếp đến đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc là Ủy ban Nhân dân cấp.
Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP. thông thường thì 3 năm sẽ xét lại một lần.
Theo trường hợp của bạn đây là lần đầu tiên bạn đề nghị Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo khoản 1 Điều 38 Luật Dược 2016 hồ sơ bao gồm như sau:
Điều 38. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 36 của Luật này bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;
b) Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật này;
c) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
d) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.”
Căn cứ Điều 33 Nghị định 54/2017/NĐ-CP và khoản 12 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, trình tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi đặt cơ sở đó đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 3: Nhận kết quả