Theo quy định, người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên cơ sở thu nhập, tiền lương nhận được khi tham gia lao động. Trong đó, giá trị thu nhập phải chịu thuế sẽ được trừ đi các khoản thu nhập miễn thuế như giảm trừ gia cảnh, hay người phụ thuộc. Tuy nhiên, cần cân nhắc xem, người phụ thuộc đang trong độ tuổi lao động hay ngoài độ tuổi lao động. Bởi vì ở mỗi nhóm lại phải xác định các điều kiện cần có cụ thể. Pháp luật cũng xác định các điều kiện về khả năng lao động của các đối tượng người phụ thuộc. Vậy miễn giảm thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc như thế nào? Cắt giảm người phụ thuộc trong trường hợp nào? Thủ tục đăng ký người phụ thuộc ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng quý bạn đọc sẽ biết được những thông tin pháp lý hữu ích qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân trên thực tế là khoản tiền mà người có thu nhập cần trích nộp trong một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân sẽ không đánh vào những người có thu nhập thấp. Vì vậy, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng bên trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
- Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập
- Cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập
Cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú là người thuộc các trường hợp sau:
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
- Hoặc có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
Cá nhân không cư trú
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú. Cá nhân không cư trú sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập ( thu nhập chịu thuế >0 mới phải nộp thuế).
Theo đó, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất là 20%/ thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.
Người phụ thuộc là ai?
Người phụ thuộc được hiểu là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm, nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, bao gồm:
Con bị tàn tật, con chưa thành niên và các Cá nhân không có phát sinh thu nhập hoặc có thu nhập nhưng mức thu nhập không vượt quá mức quy định bao gồm con thành niên đang tham gia học cao đẳng, đại học, học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp, vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, bố mẹ hết độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác mà không có nơi nương tựa.
Do đó, cắt giảm người phụ thuộc là thủ tục hành chính, yêu cầu người nộp thuế khi muốn cắt giảm các đối tượng người phụ thuộc thì phải thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế hoặc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập theo từng trường hợp cụ thể.
Một lưu ý nữa về người phụ thuộc là trường hợp một người phụ thuộc nhưng có nhiều người nuôi dưỡng thì các bên nuôi dưỡng cần thoả thuận giảm trừ người phụ thuộc vào một người. Tránh trường hợp cùng chung người phụ thuộc và cùng giảm trừ gia cảnh. Hơn nữa người phụ thuộc hiện nay sẽ được đăng ký mã số thuế khi được đăng kí vào danh sách phụ thuộc. Nếu người lao động khai bào trùng người phụ thuộc sẽ bị xử phạt 20% số thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn giảm.
Cắt giảm người phụ thuộc trong trường hợp nào?
Trường hợp cá nhân tiến hành cắt giảm người phụ thuộc:
- Khi con đã thành niên có thu nhập vượt quá mức quy định
- Vợ/chồng đã được khôi phục khả năng lao động.
- Bố mẹ không có khả năng lao động đã mất
Vậy cắt giảm người phụ thuộc trong thời điểm nào?
Cụ thể đối với con sẽ căn cứ theo tuổi của người con, khi con đủ 18 tuổi là phải cắt giảm người phụ thuộc. Tuổi con sẽ được căn cứ theo tháng sinh, nếu người con sinh tháng 7/2005 thì đến tháng 7/2023 là người con đó hết phụ thuộc và người cha hoặc mẹ phải cắt giảm người phụ thuộc đó. Hoặc là người con sinh tháng 12/2005 thì đến hết tháng 12/2023 người cha hoặc mẹ phải cắt giảm người phụ thuộc.
Đối với người phụ thuộc là vợ hoặc chồng hoặc bố mẹ cũng được xác định kể từ thời điểm không còn phụ thuộc nữa. Chính vì thế kể từ thời điểm ấy những người lao động cần làm giấy tờ và cắt giảm người phụ thuộc.
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh
* Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế.
– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
– Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2020. Đến ngày 15/11/2020, ông E kết thúc hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2020 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy, năm 2020, ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11/2020.
– Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
* Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc như thế nào?
Trường hợp 1: Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc năm 2023 đối với cá nhân (người nộp thuế) thông báo thay đổi thông tin trực tiếp với cơ quan thuế
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC để thay đổi thông tin cho người phụ thuộc.
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Trường hợp 2: Thủ tục cắt giảm người phụ thuộc năm 2023 đối với cá nhân (Người lao động) thay đổi thông tin qua cơ quan chi trả thu nhập:
- Cá nhân gửi Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập.
- Cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC. Trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc
Căn cứ khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 17/01/2021), hồ sơ, thủ tục đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc như sau:
Cách 1: Cá nhân trực tiếp đăng ký thuế cho người phụ thuộc
* Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT.
– Giấy tờ của người phụ thuộc: Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
* Nơi nộp hồ sơ
TT | Nơi nộp |
1 | Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán trả. |
2 | Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài. |
3 | Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đối với trường hợp khác. |
Cách 2: Cá nhân ủy quyền cho nơi chi trả thu nhập
* Nơi nộp hồ sơ: Nộp tại nơi chi trả thu nhập (doanh nghiệp, hợp tác xã,…) nếu có ủy quyền.
* Hồ sơ đăng ký thuế, gồm:
– Văn bản ủy quyền.
– Giấy tờ của người phụ thuộc: Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với người có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế thì cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105 gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh trước ngày 12/8/2016 nhưng chưa đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế theo quy định trên để được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Nếu các bạn nộp hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc bằng giấy thì sử dụng mẫu số 20-ĐK-TH-TCT.
– Nếu các bạn nộp hồ sơ cắt giảm người phụ thuộc qua mạng điện tử thì làm trực tiếp trên phần mềm hỗ trợ kê khai hoặc phần mềm hỗ trợ quyết toán thuế TNCN
Giảm trừ gia cảnh gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 không đổi so với năm 2021 và được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
– Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có).
– Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động: Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có); Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
– Con đang theo học tại các bậc học: Bản chụp Giấy khai sinh; Bản chụp thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
– Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng: Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con…