Mỗi cá nhân, hộ gia đình khi sở hữu bất động sản là đất đai sẽ được cơ quan nhà nước cấp cho giấy tờ sổ đỏ nhằm chứng thực quyền sử dụng đất hợp pháp của họ. Trên sổ đỏ sẽ chứa đựng các thông tin về đất đai, về chủ sở hữu, các đồng sở hữu nếu có,… Thực tế, trong cuộc sống nhiều trường hợp hai mẹ con muốn cùng đứng tên trên sổ đỏ với nhau nhưng nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ có được không? Con cái có quyền gì khi chung Sổ đỏ với cha mẹ? Điều kiện để sổ đỏ đứng tên hộ gia đình là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ có được không?
Anh H và chị T lấy nhau và có một bé trai năm nay 10 tuổi. Anh H có bệnh tim từ nhỏ, tuy nhiên gần đây bệnh của anh trở nặng nên anh đã không qua khỏi. Khi đó, anh H để lại cho chị T và con trai thửa đất ở quê. Chị T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ trên thửa đất đó liệu có được không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Nguyên tắc cấp sổ đỏ hay có tên gọi khác là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay đang được quy định rõ ràng tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Đối với các thửa đất mà có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sổ đỏ phải ghi đầy đủ thông tin về tên của những người có cùng chung quyền sử dụng đất đồng thời thực hiện cấp cho mỗi người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 01 bản giấy chứng nhận (ngoại trừ trường hợp có yêu cầu cấp chung giấy cử đại diện làm giấy chứng nhận và trao cho họ).
Căn cứ theo quy định trên, nếu quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở mà có nhiều người có chung quyền sổ đỏ sẽ phải ghi rõ ràng, đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất bao gồm mẹ và con. Mỗi người có thể yêu cầu cấp riêng sổ hoặc có thể cử người đại diện để cấp chung bằng một sổ.
Các nguyên tắc cấp sổ đỏ cho nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất, cùng sở hữu nhà ở bao gồm:
– Thứ nhất, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin của tất cả những người có quyền sử dụng đất bao gồm thông tin về: tên, số giấy tờ tùy thân (căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân), địa chỉ thường trú.
– Thứ hai, trường hợp cấp đổi, cấp lại sổ hoặc cấp sổ đỏ lần đầu các thông tin cá nhân được ghi tại trang bìa (trang đầu tiên) của sổ đỏ.
– Thứ ba, đối với các trường hợp xác nhận biến động về đất đai trên sổ đỏ các thông tin thay đổi được ghi tại phần IV.
– Thứ tư, mỗi người trong sở hữu tài sản chung là quyền sử dụng đất có quyền yêu cầu cấp riêng một quyển sổ đỏ hoặc cử người đại diện yêu cầu cấp chung cho toàn bộ đồng sở hữu tài sản chung.
Như vậy, pháp luật không cấm trường hợp yêu cầu cấp sổ đỏ với trường hợp sổ đỏ đứng tên 2 mẹ con mà chỉ quy định các nguyên tắc khi cấp sổ và các quyền, lợi ích của các đồng sở hữu tài sản.
Con cái có quyền gì khi chung Sổ đỏ với cha mẹ?
Trước đây, ông nội có để lại thửa đất cho vợ chồng con gái út L và cháu P. Trên sổ đỏ hiện tại đứng tên cha mẹ cháu P và cháu P. Nay cháu P đã lớn nên cháu P có nhiều băn khoăn liên quan đến sổ đỏ đứng chung tên với cha mẹ. Cháu P băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Con cái có quyền gì khi chung Sổ đỏ với cha mẹ, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, khi cấp Sổ đỏ cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì họ có quyền sử dụng với đất, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nghĩa là con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên có quyền như cha mẹ hoặc có quyền theo tỷ lệ tiền góp hoặc công sức để có được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sở hữu theo phần).
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với có các quyền cụ thể như:
+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
+ Quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
+ Hưởng lợi ích vật chất (chủ yếu là tiền) khi cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê, bán nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…
Mời bạn xem thêm: Thủ tục nhận cha con khi chưa đăng ký kết hôn
Như vậy, khi con cái và cha mẹ có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có quyền hưởng lợi ích từ đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó hoặc khi cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán nhà ở thì phải được sự đồng ý của con bằng văn bản.
Kết luận:
– Con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hoặc cùng nhau mua hoặc được tặng cho chung.
– Khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ thì con cái có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất như thảo luận, quyết định việc chuyển nhượng, cho thuê, hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp Sổ đỏ.
Điều kiện để sổ đỏ đứng tên hộ gia đình là gì?
Sổ đỏ hay còn gọi là chứng thư pháp lý do chính quyền địa phương cấp cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Việc cá nhân đứng tên trên sổ đỏ đã quá quen thuộc, tuy nhiên, pháp luật hiện nay vẫn cho phép hộ gia đình đứng tên trên giấy tờ này nếu đáp ứng các điều kiện nhất định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện để sổ đỏ đứng tên hộ gia đình là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Điều kiện làm sổ đỏ sang tên hộ gia đình, Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình sử dụng đất là nhóm người có quan hệ hôn nhân, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang ở chung và có quyền sử dụng đất chung vào thời điểm mà Nhà nước thu hồi đất, cho phép thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, khi nhận chuyển nhượng thì sổ đỏ sẽ thuộc hộ gia đình sử dụng đất nếu có 3 yếu tố sau:
– Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, gia đình, nuôi dưỡng (nuôi dưỡng là quan hệ của bố mẹ nuôi với con đẻ và ngược lại mà không phải là chăm nom, nuôi dưỡng khi đau ốm, bệnh tật)
– Thứ hai, đang ở ghép trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
– Thứ ba, có quyền sử dụng đất ở trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã đóng tiền khi mua) .
Cách ghi tên hộ gia đình sử dụng đất theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT : Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi” Hộ ông “(hoặc” Hộ bà “) , kế đó ghi họ tên, năm mất, ngày và số của giấy tờ tuỳ thân của chủ hộ gia đình theo quy định ở Điểm a Khoản này; nơi cư trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình thì ghi người thừa kế là thành viên khác của hộ gia đình có cùng quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, khi sổ đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.
Mặc dù Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình nhưng không đồng nghĩa toàn bộ thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho đối với thửa đất đó. Chỉ có chung quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện, cụ thể:
Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện như: có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng…