Xin chào Luật sư X. Anh em tôi gồm 3 người đồng sỡ hữu một căn nhà 5 tầng tại trung tâm thành phố. Anh trai tôi muốn chuyển nhượng tài toàn phần tài sản thuộc quyền sở hữu của anh cho tôi nên chúng tôi đã đồng ý và thỏa thuận xong, Tôi có thắc mắc rằng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung như vậy có thể công chứng không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Soạn thảo mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản đồng sở hữu ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Khi nào thì chia tài sản thuộc sở hữu chung?
Chia tài sản chung chỉ áp dụng đối với hình thức sở hữu chung có thể phân chia, đó là sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung theo phần của hộ gia đình, tổ hợp tác và các hình thức sở hữu chung khác ngoại trừ sở hữu chung đối với phần diện tích, trang thiết bị chung trong nhà chung cư, sở hữu chung cộng đồng. Mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể. Ví dụ, các chủ thể góp tiền để mua một chiếc xe ô tô để kinh doanh vận chuyển hành hóa và có thỏa thuận sau 5 năm thì các chủ thể mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung.
Nếu các đồng sở hữu có thỏa thuân chỉ được chia tài sản chung sau 1 khoảng thời gian nhất định thì sau khoảng thời gian này các đồng sở hữu mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung: Điều 219 Bộ luật dân sự 2015“nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó”
Như vậy, chỉ khi có quyền yêu cầu chia tài sản chung của một trong những người chủ sở hữu thì vấn đề chia tài sản chung sẽ được đặt ra. Ngoài ra có thể theo yêu cầu, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình thì có phải mang công chứng hay không?
Trong trường hợp của bạn, đây là trường hợp sở hữu chung (đồng sở hữu) của ba anh em trong gia đình. Vì nhiều lý do khác nhau như diện tích của mỗi phần không đủ điều kiện để tách thành các thửa riêng biệt để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà nên đăng ký quản lý tài sản dưới hình thức đồng sở hữu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 về chia tài sản thuộc sở hữu chung thì:
Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Tài sản thuộc quyền sở hữu chung ở đây là nhà và đất nên việc phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà phải được lập văn bản công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Các đồng sở hữu có quyền lập văn bản này để xác định diện tích cụ thể mỗi người được sử dụng, sở hữu.
Về nội dung tách thửa thì phải theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về diện tích tối thiểu của ngôi nhà, diện tích tối thiểu của thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
Hồ sơ công chứng thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình gồm những gì?
Tại Điều 63 Luật Công chứng 2014 quy định về hồ sơ công chứng, cụ thể như sau:
Hồ sơ công chứng
1. Hồ sơ công chứng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.
2. Hồ sơ công chứng phải được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong sổ công chứng.
Hồ sơ công chứng thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình gồm: bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.
Thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình phải dược công chứng trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Tại Điều 43 Luật Công chứng 2014 quy định về thời hạn công chứng, cụ thể như sau:
Thời hạn công chứng
1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Thỏa thuận chia tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình phải dược công chứng trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc.
Tải xuống mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản đồng sở hữu
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trình tự, thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự năm 2022
- 7 Khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2022
- Trường hợp nào giao dịch nhà ở không cần sổ đỏ năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu văn bản thỏa thuận chia tài sản đồng sở hữu mới năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai hay tìm hiểu quy định pháp luật về giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đồng sở hữu được hiểu là quyền sở hữu đối với một tài sản thuộc về nhiều người. Những người này có cùng quyền lợi được hưởng từ tài sản có chung quyền sở hữu với nhau.
Điều kiện để được bán tài sản đồng sở hữu được quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự như sau:
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình. Thông thường mỗi một tài sản nếu có sự sở hữu của đồng tác giả thì sẽ chia tỷ lệ theo số số vốn góp vào và sự thỏa thuận ban đầu của các bên đối với tài sản.
– Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Việc thỏa thuận được lập thành văn bản và có chứng thực chữ ký của các bên tại cơ quan có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng.
– Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Theo Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung”
Như vậy, mỗi đồng sở hữu chung đều có quyền yêu cầu phân chia tài sản và quyền này chỉ bị hạn chế trong trường hợp đã có sự thỏa thuận trước đó của các chủ sở hữu chung về thời hạn được phân chia. Thời hạn duy trì tài sản chung có thể xác định bằng một khoảng thời gian hoặc bằng một sự kiện cụ thể.