Thưa Luật sư X , vừa rồi tôi bị Công an giao thông phường A xử phạt vì hành vi đi vào đường ngược chiều. Tuy nhiên trong quyết định xử phạt, tôi thấy phần số của văn bản có ghi là số: 212c/QĐ-XPVPHC. Tôi cho rằng quyết định này là sai thể thức nên sẽ không có hiệu lực. Luật sư có thể tư vấn cho tôi không.
Cám ơn bạn độc giả đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với luật sư X. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mẫu văn bản hành chính sai thể thức.
Mẫu văn bản hành chính sai thể thức
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư số 01/2011/TT-BNV, chúng tôi đồng ý rằng Quyết định xử phạt của Công an giao thông phường A số 212c/QĐ-XPVPHC đã vi phạm về thể thức đối với văn bản hành chính, cụ thể là Số của văn bản vì sử dụng ký tự chữ latin “c” bên cạnh các số ả rập “212”.
“Điều 8. Số, ký hiệu của văn bản
1. Thể thức
a) Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm”.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý, không có quy định nào ghi nhận việc sai thể thức sẽ làm mất hiệu lực của văn bản hành chính. Trên thực tế, thông thường, văn bản hành chính hết hiệu lực khi nội dung công việc được điều chỉnh trong văn bản đã hoàn thành hoặc hiệu lực của văn bản được quy định chính trong văn bản đó.
Dẫn chiếu Khoản 3 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ về công tác văn thư thì đối với: “Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng văn bản hành chính của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản”. Vì vậy, trong trường hợp này, để khắc phục sai sót trong Quyết định xử phạt số 212c/QĐ-XPVPHC, Công an giao thông phường A có thể ban hành văn bản đính chính lại nội dung số văn bản cho phù hợp.
Quy định đối với mẫu văn bản hành chính sai thể thức
Căn cứ vào Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:
“Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền”. Như vậy, chủ thể có thẩm quyền việc xử lý quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót bao gồm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành gặp nhiều khó khăn do chưa có tiêu chí cụ thể khi nào thì đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nên việc xử lý đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi có sai sót rất ít được thực hiện trong thực tiễn thi hành. Để khắc phục khó khăn trên, ngày 18/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP bổ sung quy định chi tiết về tiêu chí để thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót; thời hạn thực hiện đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; hiệu lực thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; thẩm quyền đính chính, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới ….như sau:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính
– Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.
– Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.
– Khi phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.
– Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định về xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy có 2 căn cứ để ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót đều là có sự ảnh hưởng nhất định về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định. Trường hợp đính chính chỉ áp dụng đối với sai sót về kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng về nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thẩm quyền thực hiện là người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định. Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là một thành phần gắn liền với hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính
– Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp (Tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; sự kiện bất khả kháng; Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt; cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm).
– Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định; Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.
– Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới: Các trường hợp có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc trường hợp pháp luật quy định không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.
Như vậy, khi xem xét việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải dựa vào tính chất, mức độ sai sót để xác định hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định. Trường hợp ban hành quyết định mới phải có căn cứ rõ ràng.
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính
Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Việc xử lý quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả áp dụng hình thức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả) có sai sót chỉ thực hiện trong vòng 1 năm kể từ ngày ra quyết định. Quá thời hạn 1 năm người có thẩm quyền không xử lý quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót vì khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội” theo quy định này thì thời hiệu thi hành hình thức phạt tiền chỉ thực hiện trong một năm, hết 01 năm không thi hành phần phạt tiền nhưng vẫn thi hành phần xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi
Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành của quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính
– Quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc thời điểm cụ thể ghi trong quyết định.
– Thời hạn thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì cá nhân vi phạm phải thi hành ngay khi nhận được quyết định.
– Thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Đối với quyết định sửa đổi, bổ sung, quyết định mới về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thì thời hiệu thi hành là 06 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định.”
Có thể bạn quan tâm
- Chế định thừa kế thuộc ngành luật nào?
- Đi làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì theo QĐ?
- Không có mã số thuế cá nhân thì sẽ như thế nào?
- Lý lịch tư pháp có giá trị bao lâu theo QĐ 2022?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Mẫu văn bản hành chính sai thể thức. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công văn tạm dừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, sử dụng văn bản quy phạm pháp luật không liên quan, không cần thiết để làm căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thứ hai, sử dụng văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực làm căn cứ ban hành và trích dẫn chưa đầy đủ, chính xác văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành
Thứ ba, sử dụng căn cứ pháp lý ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật
Thứ tư, sử dụng văn bản quy phạm pháp luật cùng cấp làm căn cứ ban hành
Thứ năm, về kiểu chữ, sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm, viết hoa,… trong căn cứ ban hành
Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước. Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước, cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
Văn bản hành chính là những văn bản mang tính quy phạm hành chính nhà nước. Văn bản hành chính có nhiều vài trò khác nhau, có thể là thông báo, truyền đạt thông tin từ tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước này đến một hay nhiều tổ chức, cá nhân khác.
Văn bản hành chính cũng có thể dung để cụ thể hóa những văn bản pháp quy, giải quyết những công việc cụ thể trong quá trình quan lý, điều hành một cơ quan, tổ chức.
Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều văn bản như quyết định của cơ quan nhà nước như quyết định nâng lương, quyết định xử lý luật lao động, thông báo cuộc họp, thư mời cuộc họp… Căn cứ vào nội dung và hình thức của các văn bản đó, ta có thể phân loại nó thành văn bản hành chính.