Chào Luật sư. Tôi là Nguyễn Ngọc Minh T sinh năm 1987, năm 1996 gia đình tôi được Nhà nước cấp đất để ở ( trong tờ quyết định có ghi giao đất ghi giao cho hộ gia đình). Vào năm 2001 ba mẹ tôi làm thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ghi tên hộ gia đình. Đầu năm 2023 gia đình tôi dự định sẽ bán mảnh đất trên cho một người họ hàng. Theo như tôi tìm hiểu để bán được đất hộ gia đình thì cần phải có chữ ký của các thành viên trong gia đình. Cho tôi hỏi có phải trong mọi trường hợp bán đất hộ gia đình bắt buộc phải có đủ các chữ ký của các thành viên trong gia đình? Cách viết mẫu văn bản đồng ý bán đất cho hộ gia đình như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp để tôi có thể giúp ba mẹ tiến hành thực hiện các thủ tục bán đất cho gia đình tôi. Tôi cảm ơn Luật sư rất nhiều!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề trên mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết liên quan về “Mẫu văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình” dưới đây. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ bạn trong công việc và cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là đất hộ gia đình?
Việc nắm rõ thế nào là đất của hộ gia đình rất quan trọng vì người dân có thể tự giải đáp được những vấn đề khúc mắc như con cái có quyền gì khi cha mẹ chuyển nhượng, tặng cho đất,… Từ đó, sẽ tránh hoặc hạn chế được những tranh chấp không đáng có giữa các thành viên trong hộ gia đình với nhau.
Hiện nay, pháp luật đất đai đã nêu rõ thế nào là đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình. Cụ thể tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Theo đó, hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận ghi tên là “Hộ ông” hoặc “Hộ bà” khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).
(2) Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (đất được sử dụng ổn định và không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất.
(3) Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: Cùng nhau đóng góp (góp tiền mua chung,…) hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất,…) để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung,…
Có thể thấy, từ ngày 01/7/2014 đến nay Luật Đất đai 2013 đã giải thích rõ thế nào là hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, Luật Đất đai 2013 nêu rõ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình. Đồng nghĩa với việc không phải cứ có chung hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất.
Tóm lại, đất hộ gia đình là đất thuộc quyền sử dụng của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Có phải tất cả cá thành viên trong gia đình phải ký vào văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình?
Mặc dù pháp luật về đất đai quy định rõ khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình phải có sự đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất nhưng trên thực tế thành viên nào trong hộ gia đình có quyền ký tên thì không phải ai biết.
Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Theo đó, một người trở thành thành viên hộ gia đình sử dụng đất (có quyền đối với thửa đất) khi có đủ 03 điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
– Điều kiện 2: Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (thời điểm cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê), nhận chuyển quyền sử dụng đất (nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho,…).
– Điều kiện 3: Có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như cùng nhau đóng góp, tạo lập hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…
Tóm lại, chỉ khi nào có đủ 03 điều kiện trên thì một thành viên trong hộ gia đình mới trở thành thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, chỉ khi có đủ 03 điều kiện trên thì mới có quyền đồng ý hoặc không đồng ý việc chuyển nhượng đất của hộ gia đình.
Ví dụ: Giấy chứng nhận cấp cho hộ ông A vào năm 2001, B là con ông A sinh năm 2004 thì khi chuyển nhượng ông A không cần sự đồng ý của B vì B sinh sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận, B không có chung quyền sử dụng đất với các thành viên khác.
Phân biệt Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình và cá nhân ra sao?
Tiêu chí | Hộ gia đình | Cá nhân |
Khái niệm | – Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.Lưu ý: Không phải cứ có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải có đủ 02 điều kiện sau:1 – Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.2 – Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.=> Con mà sinh ra sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất thì không có chung quyền sử dụng đất. | – Cá nhân sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như: Nhận chuyển nhượng (mua đất), nhận tặng cho, nhận thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác. |
Quyền sử dụng đất thuộc là của ai? | – Những người có đủ 02 điều kiện trên thì có chung quyền sử dụng đất (quyền như nhau).- Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên được công chứng hoặc chứng thực theo quy định. | – Quyền sử dụng đất là tài sản riêng cá nhân người đứng tên Sổ đỏ; cá nhân được cấp Sổ đỏ có toàn quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…nếu đủ điều kiện theo quy định. Trừ trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên. |
Thông tin ghi tại trang 1 của Sổ đỏ | – Ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. | – Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (chứng minh hoặc thẻ căn cước – Trường hợp chưa có chứng minh hoặc thẻ căn cước thì ghi “Giấy khai sinh số…”, địa chỉ thường trú. |
Kết luận:
– Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa vợ chồng, thành viên trong gia đình với nhau phải nắm rõ được ai là người có quyền sử dụng đất;
– Không phải mọi thành viên có cùng hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, nên sẽ không có quyền gì khi thửa đất đó được chuyển nhượng, tặng cho.
Các bước tiến hành thủ tục bán đất hộ gia đình
Thành phần hồ sơ
- Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu) ;
- Hợp đồng mua bán (chuyển nhượng quyền sử dụng đất);
- Văn bản xác nhận/cam kết đồng ý của các thành viên còn lại;
- Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
- Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Thủ tục được thực hiện như sau:
- Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Đăng ký biến động đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ( Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; chỉnh lý giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận mới.)
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Sau khi người nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sở hữu.
Việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình đòi hỏi có sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài.
Tải Mẫu văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình
Mời bạn xem thêm
- Công chứng ủy quyền tại nhà có được không?
- Thủ tục sang tên chuyển nhượng đất năm 2023
- Sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền năm 2023?
- Thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu văn bản đồng ý bán đất hộ gia đình”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục khai lệ phí trước bạ nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:
“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.
Như vậy, văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất khi có đủ điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai 2013;
Ngoài ra Hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm còn có các quyền sau:
Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;
Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.