Chính phủ thực hiện hoạt động trợ cấp hoàn cảnh khó khăn hàng năm. Hiện nay những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn theo quy định có thể làm đơn xin trợ cấp khó khăn để được hỗ trợ. Việc soạn thảo mẫu tờ trình xin hỗ trợ khó khăn để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thể hiện nguyện vọng, yêu cầu được xin hỗ trợ. Theo đó, những đối tượng này sẽ nhận được các khoản tiền hay hiện vật theo quy định pháp luật để đảm bảo cuộc sống. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn soạn thảo mẫu tờ trình xin hỗ trợ khó khăn, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 169/2008/QĐ-TTg
Mức trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 1.
1. Thực hiện trợ cấp khó khăn với mức 360.000 đồng/người, trả theo kỳ lương trong 4 tháng (tháng 01, tháng 02, tháng 3 và tháng 4 năm 2008), kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang có mức lương thấp, đời sống khó khăn.
2. Đối tượng có mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản 1 Điều này là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, gồm:
a) Cán bộ, công chức (bao gồm cả công chức dự bị) thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
d) Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
đ) Giáo viên mầm non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ;
e) Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ;
g) Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
h) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
i) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
k) Hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
Theo đó, những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức lương thấp và đời sống khó khăn được liệt kê theo quy định nêu trên sẽ được hưởng mức trợ cấp khó khăn là 360.000 đồng/người/tháng.
Mức trợ cấp khó khăn nêu trên chỉ áp dụng cho khoảng thời gian tháng 1,2,3,4 năm 2008 và việc chi trả mức trợ cấp được thực hiện từ ngày 01/01/2009.
Kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 2.
1 Trợ cấp khó khăn được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
2. Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 169/2008/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Điều 3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện nguồn kinh phí và thanh, quyết toán khoản trợ cấp khó khăn tại Quyết định này; bổ sung kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn cho các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có lương thấp và đời sống khó khăn được trích từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu của cơ quan, đơn vị.
Cán bộ chuyên trách, công chức ở xã là những người nào?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.
Theo đó, cán bộ, công chức cấp xã là những đối tượng giữ các chức vụ, chức danh theo quy định nêu trên.
Mẫu tờ trình xin hỗ trợ khó khăn mới năm 2023
Hướng dẫn ghi mẫu tờ trình xin hỗ trợ khó khăn
Pháp luật hiện nay không có quy định về mẫu tờ trình xin trợ cấp khó khăn. Khi thực hiện đơn từ, người làm đơn phải đảm bảo triển khai đúng hình thức. Bên cạnh các yếu tố nội dung được cung cấp trong hoàn cảnh, nhu cầu được hỗ trợ. Vì thế khi viết mẫu đơn này cần có những nội dung như sau:
– Hình thức đơn xin trợ cấp:
+ Phần quốc hiệu tiêu ngữ không thể thiếu trong hình thức đơn từ gửi cơ quan nhà nước. Là một phần bắt buộc trong hầu hết các loại mẫu đơn hiện nay. Dưới đó là ngày tháng năm viết đơn. Trong đó, phải chú ý đến phông chữ, cỡ chữ và các yêu cầu hình thức khác.
+ Tên của mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn: Thường được trình bày bằng chữ in hoa có dấu và căn đều hai bên của trang giấy. Cụ thể:
ĐƠN XIN TRỢ CẤP KHÓ KHĂN.
Tên đơn phải thể hiện nội dung viết, nhu cầu xuyên suốt được thực hiện. Đây là mẫu đơn được người dân gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, đó là quyền, cũng là các trợ cấp đặc biệt nhà nước dành cho các đối tượng khó khăn. Cho nên phải thể hiện với “Đơn xin trợ cấp” mà không phải “Đơn yêu cầu” hay đơn “Đơn đề nghị”.
+ Phần kính gửi thường là thông tin của chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết đơn. Có thể kính gửi chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường. Hay chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận nơi đang cư trú.
– Thông tin của người viết đơn xin trợ cấp khó khăn.
Có thể là một cá nhân với hoàn cảnh khó khăn đang gặp phải, không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân. Hoặc là chủ hộ gia đình đại diện viết đơn xin trợ cấp đối với hoàn cảnh của gia đình. Cần cung cấp các thông tin cá nhân của người viết đơn. Như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú. Cần ghi cụ thể địa chỉ thôn xóm, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố. Để các cơ quan nhà nước tiếp nhận thực hiện xác minh đối tượng, xác minh thẩm quyền giải quyết.
Đảm bảo thực hiện tiếp nhận và xử lý đơn nhanh chóng, hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào hoàn cảnh nhận hỗ trợ của cá nhân hay gia đình để điền nội dung phù hợp. Nếu là đơn xin trợ cấp cho hộ gia đình, cần ghi thông tin cá nhân đại diện của chủ hộ. Cùng với các khó khăn tiếp cận quyền lợi của từng thành viên gia đình. Như các bệnh tật, trẻ không được tiếp cận học tập khi đang ở độ tuổi đến trường,…
– Nêu lý do viết đơn xin trợ cấp khó khăn.
+ Trong đó cần viết rõ hoàn cảnh của cá nhân, gia đình. Nhà nước thực hiện trợ cấp theo các hoàn cảnh đã được quy định cụ thể. Để đảm bảo giải quyết đúng các trường hợp được nhận trợ cấp cũng như xác định các quyền lợi họ có thể tiếp cận. Mang đến các hỗ trợ công bằng, phù hợp theo từng mức độ và tính chất của khó khăn.
Đối tượng viết đơn phải xác định thuộc dạng đối tượng nào được hưởng trợ cấp khó khăn theo quy định của pháp luật. Có thể thể hiện khó khăn trong sinh hoạt, trong khám chữa bệnh,…
+ Đây là nội dung quan trọng nhất trong đơn xin trợ cấp khó khăn. Phải xác định được lý do, nhu cầu mong muốn nhận được hỗ trợ để khắc phục các khó khăn trong hoàn cảnh cụ thể. Do đó khi trình bày lý do thì người viết cần phải trình bày rõ ràng, trung thực, chính xác về hoàn cảnh của mình để xin trợ cấp khó khăn. Đặc biệt phải xem xét mình thuộc nhóm đối tượng trợ cấp nào theo quy định.
– Gửi đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết:
Sau khi viết đơn xong thì người viết sẽ ký vào đơn xin trợ cấp khó khăn. Để xác nhận các thông tin cung cấp là đúng. Các nhu cầu được hộ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cũng là đúng. Hình thức đơn được đảm bảo nếu phản ánh đầy đủ các nội dung cơ bản trên. Đây là đơn thực hiện dưới dạng văn bản, nên cần trình bày xúc tích, đầy đủ nội dung,… Không trình bày lan man trong hoàn cảnh,…
Đồng thời tiến hành xin xác nhận của trưởng thôn nơi cư trú. Xin xác nhận của ủy ban nhân dân xã/phường. Sau đó đó nộp đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nhu cầu nhanh chóng, kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định 2022
- Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là ai?
- Chế độ trợ cấp xã hội cho học sinh sinh viên mới năm 2022
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu tờ trình xin hỗ trợ khó khăn mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến cách soạn thảo đơn xin tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Chính sách hỗ trợ khó khăn được tổ chức thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước. Chính sách này có vai trò rất quan trọng đối với những cá nhân, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong xã hội, các cá nhân này khó tiếp cận được các nhu cầu và quyền lợi cơ bản trong sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh,…
Tuy nhiên không phải ai có hoàn cảnh khó khăn cũng đều được trợ cấp. Nhà nước phải xem xét và lựa chọn hỗ trợ với những điều kiện đặc biệt, cần xem xét hỗ trọ trước mắt và lâu dài. Do đó, dựa trên các hoàn cảnh được trình bày, nhà nước thực hiện xác minh để có những hỗ trợ kịp thời.
Trong điểm a khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ: Đối tượng có mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản 1 Điều này là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, gồm: Cán bộ, công chức (bao gồm cả công chức trong thời gian tập sự) thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn là:
Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi cá nhân này đăng ký hộ khẩu thường trú và có thời gian sinh sống thường xuyên tại địa phương.
Lưu ý: Trường hợp không xác nhận hoặc không đủ thông tin để xác nhận, cơ quan nhà nước sẽ thông báo cho người tới xác nhận bằng văn bản từ chối và hướng dẫn thực hiện nhu cầu xác nhận.