Theo quy định pháp luật, những trường hợp phải xác định quan hệ nhân thân, xác định nghĩa vụ liên đới vợ chồng thì cá nhân phải thực hiện tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Vậy mẫu tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?
Xác nhận tình trạng hôn nhân có thể hiểu là việc một cá nhân cam kết về tình trạng hôn nhân của mình: độc thân, đã ly hôn, đã kết hôn… khi muốn thực hiện một giao dịch hoặc một thủ tục nào đó như: Đăng ký kết hôn, thế chấp vay vốn ngân hàng…
Trong những trường hợp phải xác định quan hệ nhân thân, khi muốn xác nhận nghĩa vụ liên đới giữa vợ, chồng trong giao dịch… thì để thuận lợi cho việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là rất cần thiết.
Giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2015 NĐ-CP, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
Giấy này được sử dụng tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, của nước ngoài để kết hôn hoặc sử dụng vào mục đích khác. Theo đó, nếu mục đích sử dụng khác với mục đích ghi trong Giấy thì Giấy này không có giá trị.
Xem thêm và tải xuống mẫu tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân
Hướng dẫn cách ghi mẫu tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin dưới đây hướng dẫn cụ thể cách viết và những lưu ý khi khai Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Cụ thể bao gồm:
Mục “kính gửi”:
Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thuộc về UBND cấp xã. Theo đó, mục kính gửi ghi là UBND xã, phường, thị trấn.
Ví dụ: UBND phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Mục “Nơi cư trú”
Ghi theo địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Với công dân Việt Nam đang cư trú trong nước:
- Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú;
- Không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
Mục “giấy tờ tùy thân”:
Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004
Mục “Trong thời gian cư trú tại”
Khai trong các trường hợp:
- Người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.
- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh;
- Người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân từ thời điểm đủ tuổi đăng ký kết hôn cho đến trước thời điểm đăng ký kết hôn;
- Người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau thì phải ghi cụ thể từng thời điểm thường trú.
Mục “Tình trạng hôn nhân”
Phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó.
Đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:
- Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu đang có vợ/chồng thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… theo Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… cấp ngày… tháng… năm…”.
- Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số… ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã chết theo Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:… do… cấp ngày… tháng… năm…; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.
- Nếu là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và vẫn chung sống với nhau mà chưa đăng ký kết hôn thì ghi “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…”.
Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian đã cư trú tại nơi đó.
Ví dụ: trong thời gian cư trú tại …………………………………….., từ ngày…… tháng ….. năm ……… đến ngày …….. tháng ……. năm …….. chưa đăng ký kết hôn với ai
Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài, có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, thì khai về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú tại nước đó
Ví dụ: trong thời gian cư trú tại CHLB Đức từ ngày ……. tháng ….. năm ……. đến ngày …….. tháng ……. năm …….. không đăng ký kết hôn với ai tại Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức
Mục “Mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”.
Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, không được để trống.
Ví dụ: Làm thủ tục mua bán nhà; bổ túc hồ sơ xin việc; làm thủ tục thừa kế; bổ túc hồ sơ đi du lịch nước ngoài; để kết hôn…
Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn.
Ví dụ: – Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1992, CMND số 031331332, tại UBND xã Lập Lễ, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Những lưu ý khác cần chú ý
Trong trường hợp, nơi cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài là Cơ quan đại diện thì cần lưu ý những điểm sau đây:
- Mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu;
- Mục “Trong thời gian cư trú tại:… từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” ghi theo địa chỉ, thời gian cư trú thực tế tại nước ngoài.
- Mục “Tình trạng hôn nhân” được xác định theo Sổ đăng ký hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý.
Mời bạn xem thêm:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi sang tên sổ đỏ
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Mẫu tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC:
Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn thì:
Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân cần chuẩn bị giấy tờ sau:
(1) Tờ khai theo mẫu quy định
Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
(2) Giấy tờ hợp lệ để chứng minh trong trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết
(3) Bản sao trích lục hộ tịch tương ứng nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Theo đó, tại Khoản 1, 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về trường hợp như sau:
Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
– Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
– Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.