Quan hệ thừa kế sẽ liên quan trực tiếp tới số di sản mà những người thừa kế được hưởng. Chính vì vậy, để việc chia di sản thừa kế được rõ ràng và công bằng thì những người hưởng thừa kế cần điền tờ khai quan hệ thừa kế. Tờ khai quan hệ thừa kế được lập làm căn cứ chia tài sản, vì vậy những người khai quan hệ thừa kế cần khai một cách chính xác và đầy đủ mối quan hệ với người để lại di sản. Nội dung tờ khai quan hệ thừa kế phải đầy đủ những nội dung cơ bản để tính pháp lý của tờ khai được cao nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chuẩn quy định, hãy tham khảo Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
Thừa kế có thể hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức như sau:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Thừa kế theo di chúc
– Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
– Người lập di chúc:
+ Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có những quyền sau đây:
+ Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
+ Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
+ Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
+ Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
+ Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
– Hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Thừa kế theo pháp luật
– Thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Người thừa kế theo pháp luật:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quy định về quyền thừa kế
Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
“Điều 609. Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.“
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.“
Nội dung Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế
Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014, tờ khai quan hệ thừa kế là giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định pháp luật về thừa kế trong trường hợp phân chia thừa kế theo pháp luật. Đây là giấy tờ bắt buộc khi làm hồ sơ phân chia di sản theo pháp luật.
Nội dung của tờ khai quan hệ thừa kế bao gồm:
- Ủy ban nhân dân nơi mở thừa kế;
- Thông tin của người lập tờ khai: tên, hộ khẩu, số CMND/ CCCD,…
- Thông tin của người để lại di sản;
- Thông tin về những người đồng thừa kế khác: cha mẹ, con ruột, con riêng, con nuôi của người để lại di sản;
- Cam kết bảo đảm thông tin được ghi trong tờ khai là chính xác và đầy đủ những người thừa kế.
- Ký tên và điểm chỉ cuối tờ tường trình.
Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế
Lưu ý khi viết tờ khai quan hệ thừa kế
Đối với tờ khai quan hệ thừa kế, những điểm cần phải lưu ý khi viết tờ khai quan hệ thừa kế là:
- Nêu rõ UBND nơi tiếp nhận tờ trình để đảm bảo tờ trình được công chứng, chứng thực đúng quy định;
- Thông tin của người viết tường trình, người để lại di sản và những người đồng thừa kế phải được ghi chính xác, đầy đủ. Đối với trường hợp người đó đã mất cũng phải được ghi rõ mất vào thời gian nào.
- Những người được thừa kế di sản phải được ghi đúng, đầy đủ vì văn bản này là căn cứ để chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế di sản và người để lại di sản, là điều kiện để phân chia di sản theo pháp luật;
- Trong tờ khai, người viết phải CAM KẾT thông tin bản thân ghi là đúng sự thật và chịu trách nhiệm nếu có sai sót liên quan đến tờ khai xảy ra;
- Cuối văn bản người viết phải ký tên đảm bảo.
Đây là văn bản cơ sở để xác định người thừa kế, hàng thừa kế khi phân chia di sản theo pháp luật. Để đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên thì văn bản này cần được làm một cách kỹ càng, thông tin khai phải chính xác, đầy đủ.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu tờ khai quan hệ thừa kế chuẩn quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.“
Như vậy, để có thể để lại di sản thừa kế cho những người có quan hệ bàn bè thì có thể để lại thừa kế theo hình thức lập di chúc.
Để xét con riêng có được hưởng thừa kế không thì căn cứ vào hai hình thức nhận di sản (theo di chúc và theo pháp luật).
– Theo di chúc: Nếu trong di chúc của người chết có ghi để tài sản của người đó cho con riêng thì người này hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế bởi di chúc được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản thừa kế trừ trường hợp người con riêng từ chối nhận di sản thừa kế.
– Theo pháp luật: Do thừa kế theo pháp luật căn cứ vào hàng thừa kế. Trong đó, tại hàng thừa kế thứ nhất đề cập đến những người thừa kế: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Do đó, tại hàng thừa kế thứ nhất chỉ nêu con đẻ mà không nói rõ là con trong giá thú hay con ngoài giá thú (con riêng). Vì vậy, nếu chứng minh được có quan hệ cha mẹ con với người để lại di sản thừa kế thì con riêng hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, việc hưởng thừa kế chỉ phụ thuộc vào di chúc hoặc theo quy định của pháp luật mà không liên quan đến việc có tên trong hộ khẩu hay không. Đồng thời, nếu có tên trong di chúc hoặc nếu chứng minh được là con đẻ của người để lại di sản thừa kế thì con riêng vẫn được hưởng thừa kế.